Bệnh tim mạch là gì? Triệu chứng và các cách điều trị

Bệnh tim mạch là gì? Triệu chứng và các cách điều trị

Bệnh tim mạch là loại bệnh rất nguy hiểm nhưng lại thường xảy ra âm thầm. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời bạn có thể gặp phải nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cụ thể bệnh tim mạch là, triệu chứng và cách điều trị ra sao. Cùng giải đáp trong bài viết dưới đây. 


Bệnh tim mạch là gì? 


Trong cơ thể trái tim được coi là bộ phận trung tâm. Tim bơm máu đi khắp cơ thể nuôi sống các tế bào. Bệnh tim mạch chính là các loại bệnh liên quan đến trái tim, các chứng bệnh gây sự kém hoạt động của mạch máu làm yếu đi sức khỏe tim. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng cho cơ thể, ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan. Một số bệnh liên quan đến tim mạch có thể kể đến như suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não. 

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch gia tăng và trẻ hóa

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch gia tăng và trẻ hóa 


Theo đó, bệnh lý tim mạch là chứng bệnh gây tử vong hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng mạnh và ngày càng trẻ hóa. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới báo cáo tử vong do bệnh tim mạch chiếm tới 39,5%. 

Khi bị mắc bệnh về tim mạch, người bệnh sẽ gặp phải các chứng mạch máu bị xơ cứng, tắc nghẽn, hẹp mạch máu. Điều này khiến cho máu dần khó đi khắp cơ thể để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho các bộ phận khác. Dần dần các cơ quan sẽ ngừng hoạt động và dẫn tới cái chết cho người bệnh. 

Các bệnh tim mạch thường gặp gồm các bệnh liên quan đến mạch máu có thể kể đến như bệnh động mạch vành, bệnh về cơ tim, loạn nhịp tim, nhiễm trùng tìm và suy tim. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, không chừa giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp nào cả. Để điều trị bệnh thì cần liệu trình lâu dài theo dõi và chăm sóc cẩn thận. Bệnh là mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tốn kém khá nhiều chi phí điều trị. 

Xem thêm: Bệnh về máu gồm những bệnh nào? Ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Các loại bệnh về tim mạch phổ biến 


Bệnh về tim mạch sẽ gồm các các loại bệnh liên quan trực tiếp xảy ra ở tim hoặc ở các mạch máu. Cùng tìm hiểu về các bệnh về tim mạch cụ thể nhé. 


Bệnh mạch vành 


Bệnh mạch vành là một trong những bệnh về tim phổ biến. Bệnh gây ra bởi các tác nghẽn xảy ra mở mạch vành tim. Điều này khiến cho máu không thể mang đủ oxy để nuôi cơ tim. Biểu hiện bệnh là các cơn đau tức vùng ngực. Bệnh càng nặng thì các cơn đau sẽ càng phát triển cùng với đó là những tổn thương tim vĩnh viễn. 

 

Bệnh mạch vành gây ra nguy cơ tổn thương tim

Bệnh mạch vành gây ra nguy cơ tổn thương tim 


Bệnh động mạch ngoại biên


Động mạch ngoại biên chính là những động mạch thực hiện nhiệm vụ mang máu được bơm từ tim đi nuôi các tế bào cũng như các bộ phận khác của cơ thể. Sự tích tụ các mảng bám trong động mạch đến não cùng các cơ quan khác là nguyên nhân của bệnh lý này. 

Khi không được chữa trị kịp thời, các mảng bám tích tụ lâu ngày gây hẹp động mạch, lưu lượng máu giảm, ngăn máu đi nuôi cơ thể và sẽ dẫn tới hoại tử các cơ quan cũng như tứ chi. Hai thể của bệnh đó là viêm thuyên tắc mạch máu và xơ vữa động mạch. 


Bệnh thiếu máu cơ tim 


Một số bệnh về tim mạch cần chú ý, trong đó có bệnh thiếu máu cơ tim. Đây là chứng bệnh tim mạch xảy ra khi lượng máu chuyển tới tim bị giảm. Khi này tim không được máu cung cấp đủ oxy để thực hiện hoạt động co bóp bơm máu của mình. Bệnh gây ra tình trạng tổn thương tim, nhồi máu cơ tim và loạn tim và đặc biệt là tai biến mạch máu não. 

Bệnh van tim hậu thấp 


Đây là dạng bệnh viêm tự miễn, xảy ra ở những vùng có khí hậu ẩm, các khu vực nhiệt đới giống như tại Việt Nam. Bệnh được hình thành bởi một loại vi trùng có tên khoa học là Streptococus beta Hemolytique. Van tim hậu thấp là nguyên nhân gây ra hẹp, hở van tim, tổn thương ở các mô khớp. 

Bệnh van tim hậu thấp

Bệnh van tim hậu thấp 


Bệnh viêm cơ tim 


Bệnh chủ yếu gây ra bởi các loại siêu vi trùng, đặc biệt là loại Coxsackie, ngoài ra còn do tiếp xúc hóa chất hoặc gia tăng hormone tuyến giáp.  Vì thế, ngay cả những người khỏe mạnh không có vấn đề về sức khỏe cũng có thể mắc phải chứng bệnh này.. 

Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và có pháp đồ điều trị kịp thời. Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu gần như không có, khiến cho người bệnh rất khó phát hiện. Dần dần khi bệnh trở nặng, các tế bào tim sẽ bị hoại tử gây tim ngừng đập. 


Bệnh dị tật tim bẩm sinh


Dị tật bẩm sinh xảy ra ở tim của trẻ phát triển trong thời kỳ bào thai. Có đến 1 -2% trẻ chào đời mắc dị tật về tim như dị tật về tắc nghẽn, về vách ngăn và ống động mạch. Trẻ không được phẫu thuật có nguy cơ tử vong cao trong những năm tháng đầu đời. 

Biểu hiện của trẻ khi mắc phải bệnh tim bẩm sinh là tím tái, khó thở và suy dinh dưỡng. Gặp các triệu chứng này cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Để ngăn ngừa dị tật tim ở trẻ, mẹ khi mang thai cần tránh các hóa chất gây hại, thuốc không được bác sĩ chỉ định và chụp X quang.  

Bệnh tim bẩm sinh xảy ra ngay khi trẻ trong bào thai

Bệnh tim bẩm sinh xảy ra ngay khi trẻ trong bào thai 


Bệnh rối loạn nhịp tim 


Tình trạng rối loạn nhịp tim là nguyên nhân đem tới cái chết của 80% người bệnh bị đột tử. Biểu hiện đó là người bệnh thường xuyên tức ngực, khó thở.  Tim đập quá nhanh trên 100 nhịp một phút hoặc đập chậm hơn 60 lần trên phút là biểu hiện rõ nhất của bệnh.


Triệu chứng của bệnh tim mạch


Các chứng bệnh tim mạch hay còn gọi là dấu hiệu bệnh tim mạch thường có ít triệu chứng hoặc các triệu chứng thường không rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có một số biểu hiện giúp bạn có thể phát hiện sớm tình trạng của mình. Cụ thể những biểu hiện khi mắc bệnh tim mạch gồm:

  • Khó thở: giai đoạn bệnh càng nặng thì người bệnh càng khó thở, đặc biệt là khi hoạt động, gắng sức hoặc khi nằm. 
  • Đau tức ngực: cơ đau tức trong lồng ngực rất có thể đến từ tim, gặp ở các chứng bệnh về viêm cơ tim hay động mạch vành.
  • Cơ thể phù thũng, tích nước: người bệnh tim có thể mắc chứng phù gồm phù tím và phù mềm, biểu hiện có thể quan sát được bắt đầu từ bàn chân, tĩnh mạch cổ. 
  • Thường xuyên mệt mỏi: khi tim, não phổi cùng các cơ quan bị thiếu máu người bệnh sẽ dễ bị kiệt sức, mệt mỏi khi làm các công việc thường ngày. 
  • Ho mãn tính: Nếu bạn mắc chứng ho, thở bị khò khè lâu ngày thì rất có thể bạn đang mắc bệnh về tim, bệnh khiến dịch ứ ở phổi lâu ngày gây ho. 
  • Chán ăn: máu lưu thông kém khiến dịch ứ ở gan và lâu ngày gây chán ăn.
  • Tiểu đêm thường xuyên: cơ thể bị giữ nước gây phù cùng sự thay đổi nước tích tụ khiến người bệnh hay đi tiểu vào ban đêm, thường gặp ở người bệnh bị suy tim. 
  • Chóng mặt: tình trạng rối loạn nhịp tim khiến máu lưu thông tới não không đều gây ra tình trạng chóng mặt thậm chí ngất xỉu ở người bệnh. 

 

Triệu chứng của bệnh tim

Triệu chứng, biểu hiện của người mắc bệnh tim 


Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch


Bệnh tim mạch được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân bẩm sinh thì bệnh còn bắt nguồn từ các tác nhân sau: 
 

Cao huyết áp


Theo các nghiên cứu từ chuyên gia y tế, bệnh mạch vành và máu não có thể xuất phát từ nguyên nhân tăng huyết áp. Đối với tình trạng này,ban đầu hầu hết không xảy ra triệu chứng nào, tuy nhiên nếu thời gian kéo dài và không được phát hiện sớm có thể dẫn tới đột quỵ, đau tim. Người bị cao huyết áp kéo dài mạch máu thường bị xơ cứng, tắc nghẽn gây ra bệnh tim mạch nghiêm trọng. Huyết áp vượt mức bình thường quá cao, bạn có thể gặp một số biểu hiện thường thấy như: Chóng mặt, đau đầu, khả năng thị lực suy giảm. 

Một số biện pháp người bệnh có thể áp dụng nhằm cải thiện tình trạng bệnh như: Tập thể dục, giảm cân theo phương pháp khoa học, có lối sống lành mạnh, điều trị bằng thuốc… Tuy nhiên, với bệnh tăng huyết áp, hầu hết người bệnh phải kiên trì điều trị suốt đời, vậy nên nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị theo phác đồ của chuyên gia y tế. 

Mắc bệnh béo phì 


Lượng mỡ trong cơ thể người khi vượt mức cho phép, đặc biệt là mỡ tập trung ở phần quanh eo, rất có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch ở người.  Do việc thừa cân dễ gây nên áp lực cho chức năng tim, thậm chí là hiện tượng quá tải, khiến huyết áp tăng cao, tăng cholesterol trong máu… Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân hình thành bệnh đái tháo đường. 
Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tăng cường thể dục thể thao, sinh hoạt khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các loại chất béo không cần thiết.

Hút thuốc


Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi, các chất nicotin và carbon monoxide còn là tác nhân hàng đầu khiến bạn bị xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, ung thư phổi…. Người hút thuốc có nguy cơ đột tử cao gấp 2 đến 3 lần so với người thường, chiếm tới 40% bệnh nhân tử vong do các bệnh liên quan tới tim mạch. 


Một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh tim mạch

  • Ăn uống thiếu khoa học: chế độ ăn ít các thực phẩm rau xanh, hấp thụ quá nhiều chất béo, muối, cholesterol gây tắc nghẽn mạch máu, mỡ máu ảnh hưởng đến tim. 
  • Ít vận động: người làm công việc văn phòng, người ít vận động hay chơi thể thao rất dễ bị bệnh về tim. 
  • Căng thẳng: yếu tố về tâm lý cũng tác động trực tiếp tới sinh lý của cơ thể, cụ thể với những người thường xuyên căng thẳng có nguy cơ bị hỏng động mạch. 
  • Đái tháo đường: đây là chứng bệnh nguy hiểm đặc biệt là gây ra biến chứng về các bệnh tim mạch.
  • Tuổi tác: bệnh tim thường xảy ra ở  người cao tuổi nguyên nhan là do động mạch bị phì đại, hẹp động mạch, làm yếu đi khả năng dẫn máu đến tim cũng như đến các cơ quan khác. 

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạchNguyên nhân gây ra bệnh tim mạch 


Chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch 


Trong y khoa, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim dựa trên yếu tố về di truyền, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp. Qua các xét nghiệm máu, xét nghiệm thể chất và chụp cộng hưởng từ để phát hiện ra bệnh. Cụ thể, các xét nghiệm có thể bao gồm: chụp cộng hưởng từ tim, điện tâm đồ, siêu âm, chụp cắt lớp, đặt ông tim để theo dõi. 

Với các tình trạng cũng như dạng bệnh tim mà bạn gặp phải, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó các biện pháp được sử dụng phổ biến đó là sử dụng thuống kháng sinh để ngăn nhiễm trùng, thực hiện chế độ ăn kiêng theo bệnh, thay đổi lối sống lành mạnh và phẫu thuật trong trường hợp bệnh nặng. 

Điều trị bệnh tim mạch

Chẩn đoán và điều trị bệnh về tim 


Để phòng ngừa bệnh tim mạch, hãy thường xuyên thực hiện các phương pháp sau: 

  • Thăm khám định kỳ tim, kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh
  • Điều trị tốt các bệnh huyết áp, đái tháo đường
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu ngăn xơ vữa
  • Thực hiện chế độ ăn giảm chất béo, dầu mỡ
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Tránh căng thẳng tinh thần, ăn ngủ điều độ
  • Giảm hút thuốc, uống rượu bia cũng như chất kích thích gây hại. 

Bệnh tim mạch có di truyền không?

Hầu hết các nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch đều do cách thức và lối sống sinh hoạt không khoa học, tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch có liên quan tới yếu tố di truyền không cao, thậm chí là rất hiểm. 

Điều trị bệnh tim mạch-2


Một số bệnh tim mạch, điển hình như: Bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, tim phì đại… có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu như trong gia đình có người thân như: Bố mẹ, ông bà.. thì chị em ruột hoặc con cái cũng có thể có khả năng mắc bệnh, do yếu tố kế thừa gen bệnh, so với những người bình thường thì nguy cơ có thể tăng gấp 3 lần. Vậy nên, nếu người thân đang mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu tính di truyền: Tầm soát điện tim, chủ động thay đổi các yếu tố gây hại có nguy cơ di truyền bệnh sang thế hệ sau như: Hạn chế:  Béo phì, thừa cân, môi trường sống áp lực, bia rượu, chất béo, chế độ ăn uống thiếu khoa học….


Các phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Cân bằng chế độ ăn, xây dựng lối sống khoa học


Theo các chuyên gia khuyến cáo đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên áp dụng một lối sống lành mạnh, tránh tác động của những yếu tố tiêu cực, tuân thủ theo chế độ ăn uống hợp lý.  Có thế sử dụng một số loại thực phẩm điển hình và có lợi cho sức khoẻ như: 

  • Nên ăn các loại rau củ giàu thành phần Vitamin, chất xơ, khoáng chất như: Cam, quýt, dưa đỏ…Thực phẩm yêu cầu hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm, hạn chế và kiểm soát tốt chất béo, hàm lượng cholesterol và tránh sự quá tải calo.
  • Không nên ăn: Các loại đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn thiếu vệ sinh… Hạn chế sử dụng các thức uống có ga, chứa nồng độ cồn như: Bia, rượu… Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích, ma tuý tổng hợp, thuốc lá… Đồng thời giảm bớt lượng đường, muối, có trong thức ăn tiếp nạp vào cơ thể hằng ngày. 
Có thể bạn quan tâm: 

 

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày


Một trong những biện pháp góp phần cải thiện các bệnh liên quan đến tim mạch là việc kết hợp thể dục thể thao với chế độ ăn uống khoa học. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao đơn giản, phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân như: Bơi lội, đánh bóng bàn, cầu lông, tập yoga… Tuy nhiên, không nên chơi những môn thể thao đòi hỏi tốc độ quá cao gây mất nhiều sức, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tim mạch. 

Hạn chế các áp lực trong cuộc sống, công việc và học tập 


Những bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch nên duy trì một lối sống tích cực, hạn chế nhất có thể những áp lực, lo âu, sợ hãi… có thể là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ. Luôn bình tĩnh giải quyết vấn đề, lạc quan, tránh suy nghĩ tiêu cực trong một khoảng thời gian dài, nên tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân trong gia đình để cùng giải quyết vấn đề về tâm lý…

Thăm khám và chữa trị ở những địa chỉ uy tín 


Tim mạch là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, cần được xác định rõ nguy cơ và chữa trị kịp thời bởi những chuyên gia trong lĩnh vực. Khi có các biểu hiện bất thường, không rõ nguyên nhân, người bệnh cần lập tức đến ngay các địa chỉ bệnh viện uy tín để kiểm tra. Đặc biệt với những người có người nhà mắc bệnh về tim mạch nên thăm khám định kỳ vì nguy cơ di truyền có thể xảy ra. 

Hiện nay, tại Việt Nam đặc biệt tại Hà Nội, một số địa chỉ bệnh viện tim mạch Hà Nội bạn có thể tham khảo như: 


1: Bệnh viện Tim Hà Nội
Cơ sở 1: Số 92 Trần Hưng Đạo - Cửa Nam - Hoàn Kiếm - Hà Nội
2: Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78 Giải phóng - Đống Đa - Hà Nội
3. Khoa Tim mạch - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
4. Khoa Tim Mạch Lồng Ngực - Bệnh viện Việt Đức
Cổng số 1: Số 16 - 18 phố Phủ Doãn - Hàng Bông - Hoàn Kiếm - Hà Nội
5. Viện Tim mạch - Bệnh viện TWQĐ 108
Địa chỉ: Số 1 - Trần Hưng Đạo - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
6. Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E
Địa chỉ: Số 89 Trần Cung - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
7. Chuyên khoa Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội


Trên đây là những vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch có thể bạn chưa biết. Hãy tìm hiểu kỹ và sớm phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 


 

Bài trước Bài sau