Mọi điều cần biết về bệnh cảm cúm

Mọi điều cần biết về bệnh cảm cúm

Cảm là một loại bệnh có nhiều nhánh khác nhau như cảm cúm, cảm lạnh, cảm nắng. Chính vì vậy, người ta hay nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh hay cảm nắng thông thường. Trên thực tế, bệnh cảm cúm thường gặp có thể phòng ngừa. Tuy vậy, biến hoá của cảm cúm cũng rất khó lường trước được, một số trường hợp còn dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Cùng Sulforaphane tìm hiểu chi tiết trong bài viết này! 

Bệnh cảm cúm – nhanh khỏi nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Bệnh cảm cúm – nhanh khỏi nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
 

 

Tìm hiểu về bệnh cảm cúm


Cảm cúm là một loại bệnh do virus cúm xâm nhập vào cơ thể người, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường, thời gian mắc bệnh cảm cúm sẽ kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày là khỏi hoàn toàn. 


Mặt khác, vẫn có một số trường hợp đặc biệt xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm như người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu không kịp phát hiện và chữa trị kịp thời, những người có cơ địa đặc thù trên nếu mắc, tình trạng bệnh sẽ dễ bị chuyển biến xấu, rơi vào trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn. 


Bệnh cảm cúm thông thường khá dễ xử lý và chữa trị, thế nhưng virus cúm đang ngày càng đột biến nhiều chủng loại với tần suất xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9,…với độ nguy hiểm ngày càng tăng. 


Theo tư liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận, mỗi năm rơi vào khoảng 10 đến 15% dân số thế giới mắc bệnh cảm cúm. Tỷ lệ tử vong do cảm cúm được các nhà nghiên cứu ước tính rơi vào khoảng khoảng 250 nghìn đến 500 nghìn người. Vào năm 2009 là cơn ác mộng mang tên dịch cúm A/H1N1. Dịch bệnh này làm hàng trăm người tử vong tại nhiều nước khác nhau, trong đó có cả Việt Nam ta.


Một số triệu chứng bệnh cảm cúm


Dấu hiệu cảm cúm khá dễ nhận biết nhưng lại hay bị nhầm lẫn với cảm lạnh hay cảm nắng. 

Cơ thể đột ngột mệt mỏi


Nếu một ngày bạn đang khoẻ mạnh bình thường đột nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi, đó cũng có thể là dấu hiệu cảm cúm. Mặc dù, mệt mỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến, có thể do thiếu hụt năng lượng, cảm lạnh hay cơ thể bị mất sức, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý tới vấn đề này. Trước hết, bạn nên nghỉ ngơi vài giờ hoặc vài ngày để lấy lại sức lực, ăn uống điều độ tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus. Điều này giúp người bệnh không để bệnh trở nặng cũng như tránh làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc hằng ngày. 


Đau nhức cơ thể và ớn lạnh


Đau nhức cơ thể và ớn lạnh là một trong những triệu chứng cảm cúm mà người mắc phải có thể dễ phát hiện. Biểu hiện cảm cúm này thường xuyên xuất hiện ở những bộ phận có nhiều dây thần kinh trên cơ thể như: vùng chân, lưng và vùng đầu. 


Tuy nhiên, ớn lạnh cũng xảy ra ở bệnh cảm lạnh hoặc cảm gió. Thông thường, việc bị ớn lạnh và đau nhức cơ thể sẽ đi kèm với biểu hiện như sốt nhẹ, đau đầu. Vì vậy, bạn nên đảm bảo giữ nhiệt độ cơ thể, tránh mất nhiệt sẽ giảm được cảm giác này. Bên cạnh đó, một số loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen cũng có thể hỗ trợ giảm đau nhức, giảm sốt, giảm cảm giác ớn lạnh của bạn

 

Một số triệu chứng bệnh cảm cúm

Một số triệu chứng bệnh cảm cúm


Ho dai dẳng, ho lâu không khỏi, ho khan

Dấu hiệu bị cảm cúm khá phổ thông nên việc phân biệt và phát hiện cảm cúm giữa các bệnh cảm khác là điều khá khó khăn.

Tình trạng ho dai dẳng, ho lâu không khỏi, nguyên nhân có thể do cảm cúm gây ra

Tình trạng ho dai dẳng, ho lâu không khỏi có thể do cảm cúm gây ra

Điển hình như tình trạng ho dai dẳng, ho lâu không khỏi, nguyên nhân có thể do cảm cúm gây ra. Người bệnh mắc virus cảm cúm dễ bị ho kèm theo đó là khó thở và tức ngực khi ho. Một trường hợp hiếm xảy ra khi mắc phải cảm cúm là ho ra đờm hoặc chất nhầy, tuy nhiên trường hợp này bởi khá hiếm gặp nên cũng khiến người mắc phải khó nhận biết.


Nếu gặp một số vấn đề nghiêm trọng về hô hấp như hen, suyễn hoặc khí phế thũng, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ chẩn trị. Thêm vào đó, nếu ho có đờm màu cũng nên đi khám để được chữa trị dứt điểm. Nếu để tình trạng bệnh lâu, bệnh cúm có thể dẫn đến một số biến chứng nặng như viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp và mãn tính.


Nếu bị ho dai dẳng hoặc ho lâu không khỏi, hãy nhanh chóng sử dụng thuốc ho và uống đủ nước mỗi ngày. Sử dụng trà hoặc nước ấm không chứa chất caffein để thay thế cũng là một cách hiệu quả để giảm ho. Khi ho, người bệnh nên dùng tay che miệng hoặc đeo khẩu trang để hạn chế virus phát tán ra không khí, từ đó tránh lây nhiễm cho người xung quanh. 


Đau họng


Ho do bệnh cảm cúm là những nguyên nhân chính dẫn đến đau họng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc thù, người bệnh có thể bị đau họng, sưng họng do virus cảm cúm mà không kèm theo triệu chứng ho. 


Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng khô rát, khó chịu, nhạy cảm và khó nhai, nuốt trôi đồ ăn, thậm chí là uống nước cũng vô cùng khó khăn. Cơn đau này sẽ dần chuyển biến nặng hơn khi virus cảm cúm sinh sôi và phát triển nếu không phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 


Sốt


Sốt là biểu hiện thường thấy mà người cảm cúm mắc phải. Người bệnh nên nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi cơ thể phát sốt. 


Sốt là biểu hiện cảm cúm thông thường ở giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào mắc cảm cúm cũng lên cơn sốt. Sốt là một trong những cơ chế của cơ thể, chứng tỏ cơ thể người bệnh đang chống lại virus cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp. Người bị cúm có thể sốt từ 38°C trở đi.


Khi bị sốt, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc hạ sốt tạm thời như ibuprofen hay Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt chỉ có công năng là hạ sốt chứ không tiêu diệt được virus cúm. 


Các vấn đề về tiêu hóa


Tiêu hoá khó khăn cũng là một trong những triệu chứng cảm cúm mà người bệnh mắc phải. Một vài chủng virus cúm có thể gây nên chứng đau dạ dày, nôn ói, tiêu chảy,... Nếu tiêu chảy, nôn ói diễn ra quá lâu, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, tụt huyết áp,...


Dấu hiệu đáng báo động của bệnh cảm cúm

Cúm được nhiều chuyên gia gọi với cái tên là bệnh tiến triển, tức là người mắc bệnh cúm sẽ dễ chuyển biến xấu đi theo nhiều chiều hướng khác nhau nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Người mắc bệnh cảm cúm có nhiều triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, độ nghiêm trọng của từng trường hợp cũng tuỳ thuộc vào cơ địa hay nói đúng hơn là sức đề kháng của người bệnh. 
Bởi thế, hãy nhanh tay liên hệ đến các cơ sở y tế gần nhất nếu bản thân hoặc những người xung quanh mắc một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cúm như sau: 

  • Ho nặng hơn.
  • Đau ngực.
  • Sốt từng đợt.
  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Chóng mặt và nhầm lẫn.
  • Da và môi xanh xao.
  • Khó thở.

Dấu hiệu đáng báo động của bệnh cảm cúm

Sốt cao từng đợt là một dấu hiệu đáng báo động của bệnh cảm cúm

 

Một số cách trị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả


Cảm cúm không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh vẫn có thể tự duy trì cuộc sống của mình. Tuy vậy, cảm cúm cũng gây phiền hà cho cuộc sống người mắc phải nếu không chữa trị dứt điểm. Bởi thế, người mắc bệnh cúm nên tìm hiểu và thêm vào sổ tay trị cảm, ho của mình một số chữa cảm cúm tại nhà dưới đây:


Chế độ ăn uống


Người bị cảm cúm nên chú trọng bổ sung đủ nước cho cơ thể. Thêm vào đó, hãy hạn chế nạp các loại thức uống có gas, caffein, bia, rượu hay đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Sau đây đây là một vài thực phẩm mà người mắc bệnh cảm cúm nên bổ sung trong bữa ăn mỗi ngày, cụ thể:

Hỗn hợp các loại hạt

Ăn uống phù hợp để phòng ngừa cảm cúm

Các loại hạt chứa hàm lượng protein cao và chất béo có lợi cho cơ thể


Hạt là dạng thực phẩm chứa hàm lượng protein cao và chất béo có lợi cho cơ thể, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể chống chọi lại các vi rút, vi khuẩn gây bệnh ở người. Hơn thế nữa, trong một số loại hạt còn chứa nhiều vitamin D, kẽm, sắt,... có tác dụng bổ trợ rất tốt cho hệ thống phòng chống bệnh của cơ thể người.


Canh rau củ


Canh là món ăn dễ sử dụng và dễ hấp thụ nhất, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh cúm. Khi hầm canh, người nấu có thể thêm vào một số loại nguyên liệu dinh dưỡng như: rau, củ quả, nấm, thịt gà, thịt bò,... để món ăn thêm phần thơm ngon và bổ dưỡng hơn. 


Sử dụng canh hầm trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày sẽ giúp người mắc bệnh cúm duy trì được lượng dưỡng chất cần nạp vào cơ thể. Cơ thể đủ dưỡng chất và năng lượng để chống chọi lại sự tăng trưởng của vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó, người mắc cúm sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Xem thêm: 


Gừng 


Gừng được xem là một loại gia vị làm thuốc được giới y học Đông phương ưa chuộng sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh cảm cúm. Gừng khô trong đông y được gọi là can khương, gừng tươi là sinh khương. Gừng thuộc tính hoá, được sử dụng để làm ấm tỳ vị.   


Khi bị cảm, sắc gừng cùng với rau mùi thành nước uống hằng ngày giúp toát mồ hôi nhanh hơn, hỗ trợ giảm đau dạ dày, tiêu chảy, giảm thiểu mệt mỏi,… Thường xuyên sử dụng nước gừng giúp người bị cảm cúm khỏi bệnh nhanh chóng. 


Bên cạnh việc cung cấp chất dinh dưỡng, truyền nước, giải độc cho cơ thể, việc uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng. Việc cung cấp nước cho cơ thể người bị cúm có thể thực hiện bởi một số cách đơn giản như:

  • Uống 2,5 lít nước lọc.
  • Nước chanh mật ong
  • Canh hầm
  • Một số loại trà ấm, an thần: trà gừng, trà xanh, trà thảo mộc,... Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp người bệnh cúm cảm thấy thư giãn hơn. Kết với trà xanh với mật ong làm tăng hiệu quả trị ho của trà.
  • Một số loại nước ép giàu dinh dưỡng và Vitamin C như: nước dừa, nước cam, nước chanh,... Người bị cảm cúm nên bổ sung vừa đủ để tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá.
  • Nếu người bị cảm cúm rơi vào tình trạng bị mất nước nghiêm trọng, việc bổ sung nước điện giải kịp thời cũng là phương pháp cứu cánh hữu hiệu. 

 

Chế độ sinh hoạt


Trong các cách trị cảm cúm, việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp giúp duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh cho người bị bệnh cảm cúm. 

  • Súc miệng bằng nước muối 

Súc miệng bằng nước ấm pha muốn là cách trị cảm cúm tại nhà hiệu quả được sử dụng bao đời qua. Nước muối loãng có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng nên vô cùng thích hợp để khử khuẩn trong miệng và họng của người có virus cúm. Kiên trì sử dụng nước muối loãng sẽ làm thuyên giảm nhanh chóng triệu chứng viêm họng, rát cổ, ho khan. 

  • Nghỉ ngơi

Việc hạn chế các công việc nặng nhọc hay đi lại ngoài trời nhiều sẽ giúp tình trạng cảm cúm thuyên giảm nhanh chóng. Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể trong những ngày bị bệnh là điều vô cùng quan trọng cho cơ thể. 

  • Làm vệ sinh mũi

Vệ sinh mũi để phòng ngừa cảm cúm

Vệ sinh sạch sẽ mũi giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và giúp người bệnh dễ chịu hơn

Nên vệ sinh sạch sẽ mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Người bệnh hãy vệ sinh mũi bằng dung dịch chuyên dụng. Thường xuyên rửa tay bằng nước diệt khuẩn để tránh lây lan bệnh.

 

  • Để cơ thể nghỉ ngơi

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Hãy tạo thời gian để cơ thể được thư giãn thoải mái, đó cũng là một cách trị cảm cúm hiệu quả. Thêm nữa, không được thức quá khuya và ngủ thiếu giấc. 

  • Tăng độ ẩm môi trường xung quanh

Tạo ẩm cho không khí giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi và đau họng. Người bệnh có thể dùng máy tạo ẩm, xông hơi để tăng ẩm cho không khí trong phòng. Tuy nhiên, việc vệ sinh để nấm mốc không có cơ hội phát triển cũng là điều cần chú ý khi lựa chọn phương pháp này. 

  • Xông hơi

Để hô hấp dễ dàng hơn, lựa chọn phương án xông hơi có hiệu quả tức thì với người bị nghẹt mũi do cảm cúm. Thay vì sử dụng nhiều kháng sinh để trị cảm cúm, hãy đun một nồi nước để xông hơi.
Việc xông hơi kèm sả, chanh, gừng sẽ nâng cao hiệu quả trị cảm cúm hơn. Hoặc nếu có tinh dầu, việc sử dụng tinh dầu bạc hà hay dầu khuynh diệp khi xông hơi cũng là phương án hiệu quả khử khuẩn, diệt virus cho người mắc cảm cúm. 

  • Dùng túi chườm nhiệt

Chườm nhiệt bằng khăn ấm hay túi chườm nhiệt chuyên dụng cũng là cách trị cảm cúm tại nhà hiệu quả, giúp giảm viêm xoang hay đau đầu khi mắc bệnh cảm cúm.


Thuốc trị cảm cúm nên chuẩn bị sẵn tại nhà


Bị cảm cúm uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người mắc cảm cúm đưa ra. Nếu người dùng vẫn còn đang băn khoăn không biết chọn lựa loại thuốc nào là hợp lý thì hãy tham khảo một số cái tên dưới đây. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và đưa ra phương án chữa trị cảm cúm hiệu quả. 

Thuốc hạ sốt


Sốt là biểu hiện thường thấy mà người bị cúm mắc phải. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể người bệnh sẽ đột ngột tăng cao, đây là biểu hiện bình thường khi các tế bào miễn dịch của cơ thể đang cố gắng tiêu trừ virus cúm. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt để hạ nhiệt cho cơ thể của mình. Một số loại thuốc hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả và dễ mua trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: ibuprofen, paracetamol hay naproxen.

 

Thuốc chữa cảm cúm

Sốt là biểu hiện khi các tế bào miễn dịch của cơ thể đang cố gắng tiêu trừ virus cúm


Một điều cần lưu ý ở đây, người bị cúm nên hạn chế sử dụng aspirin vì loại kháng sinh này tồn tại nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng, đặc biệt là với trẻ dưới 19 tuổi. 


Viên ngậm trị ho


Với người bệnh mắc chứng ho khan, ho kéo dài liên tục không khỏi, đặc biệt là ho về đêm thì sử dụng viên ngậm trị ho là biện pháp khá hữu ích. Strepsils là viên ngậm trị ho được các bác sĩ khuyên dùng để xoa dịu cơn rát cổ, đau họng, tiêu đờm với người bị ho do cảm cúm.


Thuốc xịt mũi


Thuốc nhỏ mũi hay thuốc xịt mũi cũng là một trong những loại thuốc dùng để chữa trị triệu chứng sổ mũi do cảm cúm gây nên. Sử dụng thuốc xịt mũi có thể đánh tan dịch nhầy ở mũi, làm thông mũi để người bệnh dễ thở hơn. Người bị nghẹt mũi do cảm cúm có thể thường xuyệt xịt mũi hay nhỏ mũi nhiều lần trong ngày. Thuốc xịt mũi khá an toàn, có thể sử dụng cho nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em. 


Thuốc kháng virus


Thuống kháng virus cảm cúm là loại thuốc đặc trị, có tác dụng rất mạnh để kháng virus. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tìm mua và sử dụng loại thuốc này một cách tự phát. 
Tóm lại, để trả lời câu hỏi bị cúm uống thuốc gì, bạn cần ghi nhớ: Có thể dùng những thuốc mà thành phần chủ yếu là giảm đau, hạ sốt (paracetamol).
Và đừng quên một điều là những loại thuốc này chỉ có thể làm giảm triệu chứng chứ đặc trị. Ngoài ra, nhưng chúng tôi đã nói, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất chỉ sử dụng thuốc khi có sự yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ.


Cảm cúm test covid có dương tính hay không?


Theo các chuyên gia, không xảy ra việc cảm cúm test covid 19 có dương tính nếu người bệnh chỉ mắc cúm thông thông mà không nhiễm covid. Test nhanh covid được chứng nhận có kết quả chính xác lên đến 90%. Phương pháp test nhanh này là một loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh, giúp người bệnh phát hiện ra mình có mắc covid không từ mẫu dịch ở đường hô hấp. Tuy nhiên, một số vô cùng ít trường hợp cảm cúm thông thường sử dụng kit test covid vẫn cho ra 2 vạch. Bởi thế, chúng ta sẽ chia ra 2 trường hợp dưới đây để tìm ra lý do vì sao test covid cho ra 2 vạch khi người bệnh chỉ mắc cảm cúm thông thường. 

Nếu bảng test nhanh COVID 19 âm tính


Như vậy có thể thấy, nếu 1 bảng test nhanh COVID-19 âm tính (chỉ có 1 vạch C) ở người có đầy đủ triệu chứng bệnh sẽ có 2 trường hợp:


Bệnh nhân chỉ mắc bệnh cảm cúm thông thường, không mắc COVID;

 

  • Bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng test nhanh cho kết quả “âm tính giả”, do kỹ thuật lấy mẫu chưa chuẩn, do độ nhạy của test thấp khi tải lượng virus thấp.
  • Nếu bảng test nhanh COVID 19 dương tính

cảm cúm và covid

Một số vô cùng ít trường hợp cảm cúm thông thường sử dụng kit test covid vẫn cho ra 2 vạch


Nếu bảng test nhanh COVID-19 dương tính (có cả 2 vạch C và T):

  • Bệnh nhân mắc bệnh COVID-19;
  • Bệnh nhân không mắc COVID-19 nhưng kit test cho kết quả “dương tính giả”. Nguyên nhân của sai lầm này là do vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, có triệu chứng hay không triệu chứng, nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm,...

Như vậy, không thể dùng bộ test nhanh COVID-19 để test cúm thông thường.


Kết luận


Bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích về bệnh cảm cúm cũng như một số phương pháp trị cảm cúm tại nhà hiệu quả đến với người bệnh. Hãy luôn giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh để trị dứt điểm cảm cúm.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Kagome Sulforaphane bảo vệ gan: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane

Bài trước Bài sau