Thời điểm giao mùa như hiện nay là một trong những thời điểm nhạy cảm dễ khiến cho cơ thể nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp. Do sự thay đổi thất thường của khí hậu và môi trường khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, là yếu tố thuận lợi cho virus và các loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Trong bài viết hôm nay, Sulforaphane sẽ chia sẻ mọi thông tin về bệnh hô hấp, từ nguyên nhân, đặc tính cho tới cách phòng tránh.
Bệnh hô hấp là gì?
Đường hô hấp là cơ quan nằm ở phía ngoài cùng trong cơ thể con người, đây là cơ quan có diện tích tiếp xúc trực tiếp với không khí và sẽ trực tiếp chịu nhiều tác động bởi môi trường bên ngoài, đồng thời cũng có thể hứng chịu nhiều tổn thương nhất do các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp gây nên, liên tục bị ảnh hưởng xấu có thể gây ra bệnh hô hấp nặng. Theo thống kê, các bệnh hô hấp thường xuất hiện nhiều hơn đối với trẻ nhỏ, do sức đề kháng của chúng còn yếu và chưa thể phản kháng quá mạnh với môi trường bên ngoài.
Cấu tạo đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
Đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới được phân loại dựa trên đặc điểm cấu tạo giải phẫu của các cơ quan, trong đó:
Đường hô hấp trên:
Gồm các bộ phận như miệng, mũi, xoang, khí quản, thanh quản, họng. Các bệnh xảy ra tại những cơ quan này sẽ thường là viêm họng, cảm lạnh thông thường, viêm thanh quản, viêm xoang,...tóm gọn lại là viêm đường hô hấp trên. Bệnh dễ gặp khi giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh và sẽ xuất hiện các bệnh dễ lây qua đường hô hấp nhất.
Đường hô hấp dưới:
Bao gồm phổi và ống phế quản. Các bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới thường sẽ là viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,... Mức độ nghiêm trọng của nhóm bệnh lý này được đánh giá là cao hơn so với bệnh đường hô hấp trên, xảy ra là do cơ thể bị nhiễm phải vi nấm hoặc virus.
Lưu ý: cúm do nhiễm virus được coi là loại bệnh hệ thống nên không được xếp loại vào bệnh hô hấp trên hay dưới.
Đặc điểm bệnh lý đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
Để phân biệt được các bệnh lý diễn ra tại đường hô hấp trên hay đường hô hấp dưới, ta cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng điển hình của mỗi bệnh.
Triệu chứng bệnh
Ban đầu các bệnh lý đường hô hấp trên sẽ có triệu chứng là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Bởi vì virus và vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sẽ kích thích niêm mạc các cơ quan nơi mà chúng gây bệnh, tại đó sẽ xuất hiện nhiều dịch nhầy. Riêng bệnh cảm lạnh thì thường sẽ không có biểu hiện sốt, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên còn lại có thể khiến bệnh nhân bị sốt.
Các bệnh về đường hô hấp trên thường mang tính chất lành tính, diễn ra trong thời gian ngắn, ít có biến chứng nguy hiểm. Ngoại trừ trường hợp viêm xoang do cấu tạo phức tạp có thể tiến triển thành mạn tính hoặc nếu đối tượng bị viêm thanh quản là sơ sinh, trẻ nhỏ thì có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng (như thở nhanh, cơ thể tím tái,...) nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Hay trẻ bị viêm nắp thanh quản cũng thường có biểu hiện chảy nhiều nước dãi, khó thở. Lúc này phụ huynh hãy đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp người bệnh mắc phải các bệnh về đường hô hấp dưới, triệu chứng sẽ nhiều hơn, mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng rất nhanh chóng với các biểu hiện đặc trưng như: thở nhanh, ho, sốt, đau ngực, nhiều dịch mũi, dịch đờm. Đặc biệt bệnh viêm phổi còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, đau bụng.
Bệnh nhân bị một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp dưới nếu không tích cực điều trị có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như thở nhanh, chóng mặt, khó thở, đau thắt ngực, cơ thể tím tái,... thì cần đưa đi cấp cứu trong thời gian sớm nhất.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là đường hô hấp dưới. Bởi vì sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu, khi mắc các bệnh này triệu chứng của bệnh sẽ thường kéo dài và nghiêm trọng hơn người lớn rất nhiều. Nếu xảy ra biến chứng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ, nguy cơ đe dọa đến tính mạng trẻ cũng rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp chủ yếu
Các bệnh đường hô hấp trên dễ xảy ra hơn và chủ yếu là do bị virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp tấn công. Ví dụ như virus SARS-CoV-2 hoặc virus cúm.
Các tác nhân gây nên những bệnh đường hô hấp dưới cũng thường là vi khuẩn hoặc virus, điển hình là bệnh viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản. Nguy hiểm hơn là tác nhân chủ yếu gây ra căn bệnh viêm phổi là vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae.
Các tác nhân do sự tấn công trực tiếp của các loại vi khuẩn, vi nấm hoặc virus gây hại đến đường hô hấp của bệnh nhân. Nguyên do dẫn đến trường hợp này là do bệnh nhân không có sự miễn dịch cao hoặc một số rào cản vật lý không tốt. Chẳng hạn như: dịch nhầy và lông mũi với công năng ngăn chặn các virus hạn chế tấn công và gây bệnh, do đó nếu chúng hoạt động kém thì đây sẽ trở thành lý do dẫn đến bệnh.
Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cũng hỗ trợ bảo vệ cơ thể, hay nói cụ thể hơn bảo vệ đường hô hấp khỏi các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp xâm nhập. Thông qua Amydan, VA và vòng bạch huyết quanh hầu họng các tế bào bạch cầu được sản sinh và có thể tiêu diệt hoặc tấn công các vi sinh vật lạ với mục đích phá hủy và tấn công đường hô hấp.
Tuy nhiên, với những biến thể vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp mới thì thì chúng cũng có thể tạo ra những biến chủng mới với khả năng lẩn trốn hoặc thoát khỏi hàng rào bảo vệ của cơ thể. Ví dụ như: chúng biểu đổi về cấu trúc protein, hình dạng để thoát khỏi sự truy lùng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Những nguyên nhân khác dẫn tới viêm đường hô hấp và các bệnh hô hấp
Ở nước ta, bệnh hô hấp thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và có thể thành dịch tại một khu vực, nguyên nhân bao gồm:
Thay đổi khí hậu
Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường khi từ nóng chuyển sang lạnh hoặc từ nắng sang mưa trong ngày khiến cơ thể không kịp thích ứng. Hệ miễn dịch vì vậy cũng bị suy yếu hơn, dẫn đến virus hoặc vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập gây bệnh.
Hơn nữa, thời tiết giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh dễ phát triển và lan truyền qua không khí khi con người hít thở.
Virus
Hầu hết trường hợp bệnh hô hấp do virus cúm, chúng phát triển mạnh hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Số ít trường hợp bệnh hô hấp do vi khuẩn song bệnh thường nặng và kéo dài dai dẳng hơn.
Không gian kín, kém lưu thông
Khi thời tiết lạnh, mọi người có xu hướng ít di chuyển ra ngoài hơn, không gian trong phòng ngủ, phòng làm việc,... cũng dễ bị tù túng do đóng kín các cửa tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là điều kiện thuận lợi để tác nhân xâm nhập gây bệnh cũng như lây lan từ người bệnh sang người lành.
Số giờ nắng ít
Nhờ có ánh nắng mặt trời tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của vi sinh vật mà con người có thể tồn tại. Vào mùa lạnh, số giờ nắng ít hơn hoặc thậm chí không xuất hiện trong cả ngày là điều kiện để vi sinh vật phát triển mạnh. Đây cũng là lí do khiến bạn dễ mắc bệnh hô hấp hơn khi thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều.
Tùy vào bệnh hô hấp và mức độ khác nhau mà triệu chứng bệnh cũng xuất hiện khác nhau. Song những triệu chứng bệnh sau thường xuất hiện bao gồm: ho, đau ngứa cổ họng, tắc nghẽn ở phổi và xoang mũi, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, đau nhức toàn thân,...
Cách chuẩn đoán các bệnh lý về hô hấp
Để chẩn đoán phân biệt các bệnh về đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, bác sĩ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp và kết luận bệnh sau khi nhận được các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân. Có những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra đồng thời tại nhiều cơ quan khác nhau do nhiều tác nhân gây nên thì cần kết hợp nhiều phương án điều trị mới kiểm soát được bệnh đặc biệt cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên khác hô hấp dưới.
Các bệnh về đường hô hấp thường gặp hiện nay
Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong các bệnh về đường hô hấp điển hình. Nhiễm trùng xảy ra ở các vị trí như: Xoang, phổi, ngực, mũi, họng… Tình trạng này được coi là nhiễm trùng mạn tính, thường có dấu hiệu lặp lại nhiều lần theo thời gian, đặc biệt ở những thời điểm nhạy cảm như giao mùa, nhất là từ thu sang đông. Việc tiếp xúc nhiều người trong một không gian nhỏ, kín là một trong những cơ hội khiến cho số lượng vi khuẩn gia tăng, dễ lây lan bệnh. Vậy nên, nên hạn chế tập trung đông người nếu như có người đang mắc bệnh.
Nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng hô hấp là vi khuẩn hoặc virus. Thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Với trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp do virus sẽ có những phác đồ điều trị riêng do các chuyên gia y tế chỉ định, mặc dù hiện nay vẫn có những thuốc kháng virus tuy nhiên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.
Viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên là bệnh lý phổ biến trên thế giới, với tỉ lệ tử vong ở mức cao, tính trong năm 2014 có tới 3000 ca tử vong do nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên. Bệnh thường xảy ra nhất trong mùa thu và đông với sự xâm nhập một cách trực tiếp của các loại vi khuẩn, virus vào viêm mạc của đường hô hấp trên.
Một số triệu chứng thường gặp ở giai đoạn đầu khi nhiễm bệnh: Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, đau khi nuốt, ho… Một số biểu hiện khó gặp hơn như: Tiêu chảy, khó thở, buồn nôn, ngứa chảy nước mắt, đau vùng xoang… Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng từ 3 đến 14 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Nếu biểu hiện kéo dài hơn có thể là một trong những bệnh lý như:
Viêm phổi
Viêm phế quản
Viêm dị ứng
Bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ có dấu hiệu giảm dần sau khoảng từ 5 đến 6 ngày và trong vòng 2 tuần sẽ tự khỏi đối với người bệnh có sức đề kháng tốt. Mặc dù bệnh không có các dấu hiệu nặng, tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới người bệnh. Khi mắc đồng nhiễm cùng đường hô hấp dưới sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nặng hơn, và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, những bệnh nhân viêm đường hô hấp nặng có thể dẫn tới các biến chứng khác vô cùng nguy hiểm như: Viêm cầu thận cấp, viêm não, viêm cơ tim…
Một số cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên:
Đa số những trường hợp nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên không cần tham gia điều trị với phác đồ điều trị nếu ở giai đoạn đầu, nhẹ, không nghiêm trọng, do đó có thể điều trị tại nhà.
Đối với tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới là do virus gây nên thì phương pháp được áp dụng chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bởi vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị tác nhân này.
Phần lớn bệnh lý đường hô hấp dưới do virus gây ra thường có biểu hiện nghiêm trọng, mức độ tiến triển nhanh nên khi có triệu chứng bất thường xảy ra, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị từ sớm.
Phương pháp phòng ngừa bệnh hô hấp do virus tốt nhất đó là tiêm vắc xin. Trong đó phổ biến nhất là vắc xin ngừa virus Haemophilus influenzae và phòng phế cầu.
Trong trường hợp vi khuẩn là tác nhân gây bệnh thì biểu hiện cũng như mức độ tiến triển sẽ nghiêm trọng hơn, nhất là bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh kết hợp với các thuốc khác trong điều trị. Có rất nhiều chủng gây bệnh nhưng đặc biệt nguy hiểm nhất là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Vì vậy mọi người nên tiêm vắc xin ngừa loại vi khuẩn này để giảm nguy cơ mắc và gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc sức khỏe bản thân, có chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học, tập thể dục, thể thao ở mức vừa phải, không quá sức, uống nhiều nước…Khi gặp các biểu hiện, nên xử lý dứt điểm chúng theo phương pháp phù hợp:
Tình trạng sốt: Nên sử dụng Paracetamol, ibuprofen
Nghẹt mũi: Các thuốc kháng histamin
Ho: Dextromethorphan, guaifenesin, codein
Một số thuốc có tác dụng thông mũi, giảm viêm, giảm phù nề….
Kháng sinh cũng là một trong những biện pháp được áp dụng trong một số trường hợp viêm đường hô hấp trên nếu liên quan đến vi khuẩn. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh đường uống sẽ có thể gây nên một số tác dụng phụ, vậy nên cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế khi sử dụng.
Bệnh suy hô hấp ở người già
Bệnh suy hô hấp ở người già là tình trạng giảm chức năng thông khí, chức năng trao đổi khí của phổi. Một số triệu chứng điển hình của bệnh như:
Thay đổi nhịp thở: Khi mắc bệnh, thông thường số nhịp thở của người bệnh sẽ tăng lên trong một phút, gây ra tình trạng khó thở, không tiếp nhận đủ lượng oxy.
Rối loạn tim mạch: Thường các nhịp sẽ nhanh hơn, có các biểu hiện thất thường, huyết áp hạ thấp hoặc tăng cao hơn so với bình thường.
Vùng quanh miệng, môi, móng thường xanh hoặc tím, màu da nhợt nhạt, thiếu sức sống do người bệnh không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.
Rối loạn thần kinh: Bệnh suy hô hấp ở người già có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp não, do thiếu oxy và tăng hàm lượng CO2 trong máu đòi hỏi chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp rất cao.
Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
Nếu như bạn đang thắc mắc về: Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Bệnh Covid.
Viêm thanh quản.
Viêm phế quản.
Viêm tiêu phế quản.
Lao phổi.
Cách phòng bệnh lây qua đường hô hấp
Dưới đây là một số cách phòng bệnh lây qua đường hô hấp bạn có thể áp dụng, nhất là trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay:
Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt chú ý đến những vùng như: Cổ, bàn chân, lưng…
Tắm bằng nước ấm, sau khi tắm xong cần lau người thật khô, để không bị cảm.
Vệ sinh kỹ vùng họng, đánh răng, có thể súc miệng bằng nước muối trước và sau khi ngủ.
Không hút thuốc lá.
Tuyệt đối không tự ý dùng các loại kháng sinh quá nhiều mà không có sự chỉ định của bác sĩ, không sử dụng các loại thuốc cũ, hết hạn, để lâu ngày,
Tiêm phòng cúm vào đầu đông để hạn chế khả năng mắc bệnh cúm và gia tăng sức đề kháng nếu mắc các bệnh hô hấp.
Chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp, hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp nên đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm chéo.