Bệnh về máu gồm những bệnh nào? Ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Bệnh về máu gồm những bệnh nào? Ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Bệnh về máu là một trong những căn bệnh ảnh hưởng đến khoẻ và gây nên những trở ngại cho người bệnh. Hiện nay tình trạng gặp các vấn đề về máu rất thường xuyên xảy ra và thành mối lo ngại hàng đầu.

Bệnh về máu là gì ?

Máu bao gồm các tế bào máu và huyết tương. Trong đó, huyết tương chiếm hơn 50% và được tạo thành từ nước, muối và protein. Còn lại, các tế bào máu được chia thành 3 loại là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Bệnh về máu (hay bệnh lý huyết học) là từ gọi chung cho các rối loạn/ vấn đề gây ảnh hưởng đến một hay nhiều thành phần trong máu, ngăn chặn máu thực hiện chức năng của nó. Ngoài ra, một số cơ quan và các mô tham gia quyết định chức năng của máu như tủy xương, hệ thống bạch huyết, protein đông máu, gan và thận. Khi các mô và cơ quan này có vấn đề cũng có thể dẫn đến một số bệnh máu.

Triệu chứng của các bệnh về máu

1. Đau bụng

Một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện sớm nhất của bệnh về máu đó chính là đau bụng. Giải thích hiện tượng này là do tế bào ung thư tích tụ trong gan, thận, lá lách khiến các bộ phận sưng nề, to trướng xuất hiện các cơn đau. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng có thể bị đau dạ dày kèm theo mất vị giác và sút cân. 

2. Khó thở

Tế bào nhiễm bệnh sẽ bao quanh tuyến ức của người mắc bệnh ở những người bị u máu thể bạch cầu cấp tính tế bào. Hiện tượng này gây mệt mỏi, khó thở, đau cho bệnh nhân, gây ra sự khè khò, ho nhẹ. 

3. Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng hầu hết các bệnh nói chung và các bệnh ung thư nói riêng. Tế bào ung thư xâm lấn, lây lan khiến cho các cơ quan bị suy yếu dẫn tới bệnh nhân mệt mỏi, mất sức. Bệnh nhân có thể mệt mỏi ngay cả khi nằm hoặc nghỉ ngơi.

 4. Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu ung thư máu

Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu ung thư máu

Hạch bạch huyết là những hạt nhỏ, bằng hạt đầu có chức năng lọc máu. Tuy nhiên, ở nngười mắc bệnh về máu, hạch bạch huyết lại là nơi chứa tế bào nhiễm bệnh khiến nó sưng, phù nề ở cánh tay, bẹn, ngực, cổ. 

5. Đau xương

Thêm một triệu chứng điển hình của ung thư máu chính là đau xương và là triệu chứng chính của ung thư xương. Các cơn đau ở xương sẽ xất hiện ở các khớp như cân, tay, gối, cổ, lưng, với mức độ tuỳ theo tình trạng bệnh. Các cơn đau này xuất phát từ tuỷ xương, nơi sản sinh ra tế bào máu và lây lan ra các vị trí còn lại. 

6. Sốt cao, đau đầu thường xuyên là biểu hiện của bệnh ung thư máu

Sốt cao, đau đầu thường xuyên là biểu hiện của bệnh ung thư máu

Các tế bào nhiễm bệnh phù nề sẽ gây ra sự chèn ép trong tuỷ gây ra các cơn đau đầu kèm theo sốt cao ở bệnh nhân. Tuy nhiên, triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do virus gây ra. Nếu bệnh nhân có triệu chứng, sử dụng thuốc điều trị thông thường không thuyên giảm thì lập tức bạn nên đưa đi kiểm tra ung thư máu. 

7. Thường xuyên bị nhiễm trùng

Khi virus, vi khuẩn xâm nhập, bạch cầu khi bị bệnh về máu không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công nên bệnh nhân thường xuyên bị nhiễm trùng, ốm, và xuất hiện các bệnh liên quan. 

8. Người ung thư máu mắc bệnh thiếu máu

Oxy cung cấp cho cơ thể thông qua tế bào hồng cầu, nhưng tế bào nhiễm bệnh xuất hiện làm tăng sinh tế baò bạch cầu, từ đó giảm đi tế bào hồng cầu. Điều này dẫn đến lượng oxy cung cấp không đủ cho các cơ quan cần thiết hay còn gọi là thiếu máu. 

9. Chảy máu cam

Chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến của bệnh nhânbị mắc các bệnh về máu. Chảy máu cam cũng là một hiện tượng đáng lo ngại mà bạn nên thăm khám ngay khi xuất hiện triệu chứng. Tế bào nhiễm bệnh làm giảm đi số lượng tiểu cầu làm giảm khả năng cầm máu của cơ thể, khiến máu cam thường xuyên chảy và nhiều, và không thể cầm bằng phương pháp thông thường. 

10. Cơ thể dễ bị bầm tím

Một triệu chứng nữa do tế bào nhiễm bệnh gây nên đó chính là cơ thể dễ bầm tím. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tế bào nhiễm bệnh bị thay thế bằng bạch cầu non ung thư. Tiểu cầu suy giảm khiến máu không thể đông. Có thể nhận thấy độ nguy hiểm của bệnh về máu và khả năng chữa trị của bệnh khá khó khăn. Vì vậy, khi bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh về máu, bạn hãy đến ngay bệnh viện uy tín chuyên khoa ung bướu để được khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh sớm sẽ kéo dài sự sống của bệnh nhân.

 

Bệnh về máu có những loại bệnh nào?

Bệnh về máu có mức độ phổ biến và hầu như ai cũng biết mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào. Tuy nhiên, không phải bệnh về máu nào cũng gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số bệnh về máu phổ biến mà bạn đọc cần nắm rõ như:

Bệnh về máu có những loại bệnh nào?

Thiếu máu

Thiếu máu là vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra đối với những người bị huyết áp. Thiếu máu là tình trạng hồng cầu có vấn đề làm cho máy lưu thông không được. Thiếu máu sẽ làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao không đều màu.

Tuy nhiên, thiếu máu cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên và nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Nếu như gặp phải vấn đề này người bệnh phải liên tục truyền màu và không được vận động mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tim mạch là gì? Triệu chứng và các cách điều trị
 

Bệnh về bạch cầu

Bạch cầu là căn bệnh liên quan đến máu phổ biến hiện nay, có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh máu trắng có nguy cơ phát triển thành các tế bào ung thư máu.

Bệnh về bạch cầu

Khi tế bào bạch cầu trong cơ thể không phát triển như bình thường, các bạch cầu có sự xung đột với nhau sẽ gây nên máu trắng. Bệnh máu trắng sẽ làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên xuất huyết máu.

Mặc khác, bệnh bạch cầu được chia làm hai loại là cấp tính và mãn tính. Nếu như xét nghiệm ra mãn tính thì không quá ảnh hưởng. Có thể được tiếp nhận điều trị lâu dài và cơ thể cũng không thấy mệt mỏi quá nhiều. Nhưng cấp tính lại khác, tình trạng bệnh sẽ có nhiều biến động và gây ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng khác.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là do có vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể qua những nơi có vết thương, chảy máu. Nhiễm trùng huyết sẽ làm cho người bệnh thường xuyên khó thở, tim rối loạn, tụt huyết áp bất thường.

Thời gian đầu khi bệnh chưa có chuyển biến quá nhiều người bệnh có thể sử dụng thuốc tây để điều trị. Nhưng khi bệnh có dấu hiệu xấu thì cần tiến hành các phương pháp điều trị khác để loại bỏ các tế bào bị tổn thương.

Bệnh ung thư máu

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm về máu và là nỗi lo sợ của rất nhiều người. Khi tế bào ung thư máu hình thành trong cơ thể, có thể sẽ có những chuyển biến xấu đi.

Đặc biệt, ung thư máu khác với nhưng căn bệnh ung thư khác nó sẽ xâm nhập và làm cơ thể cảm thấy đau đớn. Cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ngất xỉu thường xuyên và không thể vận động quá sức. Tồi tệ hơn nữa, nếu không có phương án điều trị kịp thời, các tế bào máu lan khắp cơ thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Dấu hiệu của ung thư máu thường thấy nhất là người bệnh thường có biểu hiện như ho ra máu, ói ra máu. Nếu như bị thương chảy máu thì máu không có độ tươi như bình thường mà màu sẫm hoặc đen.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Các bệnh về máu cũng bao gồm các rối loạn tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu giảm trong máu và bạn bị bầm tím và chảy máu, có thể là bạn đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm


Đây là một bệnh di truyền xảy ra do rối loạn của tế bào hồng cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn với các gia đình đến từ Nam và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Quần đảo Caribe, và Ả rập sau-đi. Do bệnh này, tế bào hồng cầu trở nên cứng, dầy và làm cản trở lưu thông máu.

Loạn sản tủy

Đây là một loại ung thư máu khác tấn công tủy xương và nó là một trong những rối loạn máu làm giảm số lượng bạch cầu. Loạn sản tủy là bệnh mạn tính, tiến triển chậm và đột ngột, sau đó thường trở thành bệnh bạch cầu. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu được ghép tế bào gốc, truyền máu và hóa trị.

Rối loạn đông máu

Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Do vậy, bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Nếu hình thành các cục máu động, cần sử dụng các thuốc chống đông máu.

Bệnh về máu có nguyên nhân do?

Bệnh về máu không những gây ảnh hưởng quá trình sinh hoạt mà làm sức khỏe người bệnh suy yếu nghiêm trọng. Một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên qua đến máu như:

Bệnh về máu có nguyên nhân do?

Bệnh về máu có nguyên nhân do?

Bị máu xấu bẩm sinh

Máu xấu là tình trạng rất phổ biến hiện nay và là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về máu. Tình trạng máu xấu trước hết sẽ làm cho cơ thể có những biến đổi khác như tóc sẽ bạc từ rất sớm.

Bên cạnh đó, theo như các chuyên gia những người có máu xấu thường sẽ gặp tình trạng khó thở, máu lưu thông không kịp.Tuy nhiên, máu xấu là vấn đề di truyền và là do bẩm sinh nên không thể nào tránh khỏi. Những người bị máu xấu có thể thường xuyên đi lọc máu để giảm thiểu các bệnh về máu.

Sức khoẻ kém, suy nhược cơ thể

Cơ thể suy nhược là nguyên nhân dẫn đến máu khó lưu thông đến các cơ quan khác. Điều này không những gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng mà còn gây ức chế quá trình trao đổi máu. Trong các trường hợp bị tai nạn khi mất lượng lớn máu cũng sẽ gây nên tình trạng thiếu máu và cần truyền máu lập tức.

Do hồng cầu bị phá huỷ

Do hồng cầu bị phá huỷ

Một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh nghiêm trọng về máu không thể bỏ qua đó là do hồng cầu bị phá huỷ. Hồng cầu có mối quan hệ mật thiết với quá trình trao đổi máu, giúp máu lưu thông khắp cơ thể.

Khi hồng cầu bị phá huỷ bởi các tác nhân gây hại, dẫn đến máu lưu thông không ổn định. Mặc khác, nếu hồng cầu bị các tác nhân gây hại phá huyết sẽ gây nên bệnh máu trắng, ung thư máu.

Bệnh về máu có dễ điều trị không? Mất bao lâu để hết?

Hiện nay các tình trạng về máu không còn quá xa lạ nên tại các cơ sở luôn trữ một lượng máu để có thể điều trị kịp thời. Thực chất, các bệnh về máu vẫn có thể tiếp nhận và điều trị như bình thường và khả năng phục hồi cũng rất tốt.

Bệnh về máu có dễ điều trị không? Mất bao lâu để hết?

Tuy nhiên, nếu như bị các bệnh nghiêm trọng về máu thì xác suất điều trị thành công không cao và phải xạ trị nhiều lần.

Nếu như bị thiếu máu đơn giản người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi ăn uống hợp lý thì trong vòng 3 ngày có thể khôi phục trạng thái ban đầu. Còn nếu mà bị các bệnh khác thì cần phải đi truyền máu nhiều lần để tiến hành lọc máu. Quá trình này sẽ mất rất nhiều thời gian thậm chí là trong nhiều năm và gắn liền với người bệnh.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh về máu

Hiện nay các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để phòng ngừa các bệnh về máu. Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bạn đọc hãy theo dõi các giải pháp sau để thực hiện.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh về máu

Ăn thực phẩm tốt cho máu

Ăn các thực phẩm tốt cho máu sẽ giúp quá trình máu lưu thông ổn định và màu sắc máu cũng được cải thiện hơn. Theo như nghiên cứu các thực phẩm có nhiều chất sắt, vitamin B, vitamin C rất tốt cho máu.

Bên cạnh đó, người có bệnh về máu nên thường xuyên cung cấp các loại hạt, loại đậu, các loại rau có màu sẫm. Thịt cũng là thực phẩm rất tốt cho máu không nên bỏ qua. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tăng cường nâng cao sức để kháng, cải thiện sức khoẻ bằng thực phẩm chức năng. Một số loại thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất Sulforaphane cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị. Sulforaphane cũng có mặt trong bông cải xanh hoặc các loại rau nhà cải, phù hợp để bệnh nhân bổ sung thêm thực đơn hàng ngày. 

Hoạt động sinh hoạt lành mạnh

Cung cấp chất dinh dưỡng thôi là chưa đủ, bạn cần phải thường xuyên luyện tập thể dục để cân bằng sức khỏe. Thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, không mất quá nhiều sức để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Những phương pháp xét nghiệm các bệnh về máu

Thường thì các bệnh về máu rất khó để phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xét nghiệm bằng cách phương pháp sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Đây là phương pháp được chỉ định thực hiện phổ biến nhất. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể kiểm tra tổng quát sức khỏe người bệnh và phát hiện được những bệnh lý về máu cơ bản.

  • Xét nghiệm sinh hoá máu: Phương pháp xét nghiệm này sẽ được thực hiện thông qua huyết tương nhằm định lượng các thành phần trao đổi của máu. 

  • Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: Xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách lấy một lượng mô tuỷ nhỏ dưới dạng dịch lỏng. Thông qua các chỉ số, bác sĩ sẽ phát hiện ra được các bệnh liên quan đến máu và tuỷ.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh về máu

Các bệnh về máu dù lành tính hay ác tính đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như những sinh hoạt đời thường của chúng ta. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Bệnh lý về máu ở trẻ em thường nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh có thể phòng ngừa, hoặc nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. BS Văn cho biết, có ba loại bệnh lý về máu trẻ em hay mắc phải nhất, Đó là thiếu máu - thiếu sắt, bạch cầu cấp dòng lympho (ung thư) và xuất huyết dạng tiểu cầu miễn dịch.

Có thể phòng ngừa

Nguyên nhân thiếu máu - thiếu sắt ở trẻ nhỏ do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Chẳng hạn, khi bé đã đến tuổi ăn dặm, nhiều bà mẹ vẫn chỉ cho trẻ uống sữa. “Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm để bổ sung thêm sắt và một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhiều bà mẹ không hiểu điều này, cho trẻ bú quá nhiều sữa làm bé không có cơ hội ăn thêm món khác”, BS Văn nói. Với các bé lớn hơn, nguyên nhân gây thiếu máu - thiếu sắt chủ yếu do bị mắc các bệnh lý như: viêm dạ dày, ký sinh trùng, rong kinh (với bé gái tuổi dậy thì) hoặc ruột hấp thu kém.

Phụ huynh hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu - thiếu sắt cho các bé. Với những bé do chế độ ăn uống chưa hợp lý, cha mẹ hãy thêm vào thực đơn của con các thực phẩm giàu sắt như thịt động vật, gan, rau muống… Ở những bé lớn, nếu bé đau bụng ói ra máu, cha mẹ cần đưa đi khám xem con có bị viêm dạ dày không. Các bé gái tuổi dậy thì bị rong kinh phải chữa dứt điểm bệnh này.

Kết luận

Bệnh về máu thực sự rất nguy hiểm nhưng nếu như có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời sẽ có thể khắc phục được. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu khó thở hoặc triệu chứng về bệnh liên quan đến máu hãy tìm gặp và trao đổi với bác sĩ ngay.

Bài trước Bài sau