Siêu thực phẩm súp lơ xanh là gì?

Siêu thực phẩm súp lơ xanh là gì?

Súp lơ xanh là gì? Tại sao việc sử dụng súp lơ xanh trong bữa cơm gia đình hiện đang dần trở thành một trong những sự lựa chọn hấp dẫn để tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên? Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu súp lơ có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng loại rau này nhé!

Tổng quan về súp lơ xanh

Súp lơ xanh là gì?

Súp lơ xanh là gì

Brassica oleracea là tên khoa học của súp lơ xanh, loại thực phẩm này thuộc giống italica, họ nhà cải. Chúng thường được trồng để lấy nụ và cuống hoa để ăn. Trên thực tế, vùng Caribbe là nơi đầu tiên mà súp lơ xanh xuất hiện, sau đó được lan truyền sang Ý và vào những năm 70 tiếp tục du nhập vào Anh và Mỹ. Đất nước đầu tiên dùng súp lơ xanh làm rau ăn là Italia.

Lượng chất xơ và các hợp chất vitamin có chứa trong một 1kg rau súp lơ xanh là tương đối lớn so với các loại thực phẩm thông thường. Khi sử dụng súp lơ xanh để chế biến các món ăn, các bà nội trợ có thể thêm gia vị hoặc có những cách chế biến đa dạng để tạo cảm giác phong phú cho bữa cơm gia đình. Thêm vào đó, loại rau này lại có giá thành rất rẻ, tất cả những yếu tố này đã làm nên sự phổ biến hiện nay của súp lơ xanh.

Súp lơ xanh giàu chất gì?

Súp lơ xanh giàu chất gì

Theo nghiên cứu, súp lơ xanh đã được công nhận là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Vậy súp lơ xanh giàu chất gì? Và các chất này có lợi như thế nào đối với cơ thể?

Theo các nghiên cứu khảo sát cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong súp lơ xanh thường cao hơn so với súp lơ trắng. Trong đó có chỉ ra:  Súp lơ xanh nguyên chất có chứa 7% carbs, gần 90% nước, 3% protein và hầu như không tồn tại lượng chất béo. Ngoài ra, trong súp lơ xanh tồn tại rất ít hàm lượng calo, chỉ cung cấp 91 gram calo.

Dưới đây là bản tóm tắt cụ thể các chất dinh dưỡng trong một chén bông cải xanh sống, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ :

●        Lượng calo: 30 kcal

●        Chất đạm: 3 g

●        Carbohydrate: 6 g

●        Chất xơ: 2 g

●        Canxi: 43 mg

●        Magie: 19 mg

●        Phốt pho: 60 mg

●        Kali: 288 mg

●        Selen: 2 µg

●        Vitamin C:   81 mg

●        Folate: 57 µg

●        Choline: 17 mg

●        Vitamin A: 28 µg

●        Caroten, beta: 329 µg

●        Vitamin A: 567 IU

●        Lutein + zeaxanthin: 1270 µg

●        Vitamin K: 93 µg    

●        Súp lơ xanh chứa Sulforaphane là một hợp chất lưu huỳnh tự nhiên

Theo các nghiên cứu chỉ ra trong súp lơ xanh có chứa một số hợp chất tiêu biểu là: Sulforaphane có lợi ích tác động hiệu quả vào quá trình giải độc tố trong gan cũng như trong cơ thể. Sulforaphane có thể được coi như một đặc tính đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống ung thư mạnh mẽ, đồng thời tham gia tích cực vào việc sản sinh ra hệ thống enzyme miễn dịch ở người, bảo vệ mạch máu và tăng cường khả năng hạn chế tổn thương tế bào.

●        Chất đạm

Lượng chất đạm có trong bông cải xanh là một hàm lượng rơi vào 2.5gr, do đó nó tham gia vào việc phân bố các Protein, tăng mức độ này để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể. Chất đạm có chứa trong các loại thực vật hay điển hình là bông cải xanh sẽ mang lại tác dụng cũng như hiệu quả vượt trội cho sức khoẻ tổng quan của con người. Do đó lượng chất đạm được cung cấp trong bông cải xanh luôn là một sự lựa chọn lý tưởng để các bà nội trợ sử dụng loại thực phẩm này để chế biến.

●        Bông cải xanh cung cấp chất béo

Cholesterol và chất béo có mặt trong bông cải xanh ở mức độ tương đối ít, tuy nhiên vẫn xuất hiện trong thực phẩm này. Ngoài ra, trong mỗi gram bông cải xanh đều có chứa omega 3. Các hợp chất này kết tinh và tạo nên nhiều giá trị đối với sức khỏe con người như:  Phòng chống các bệnh có liên quan tới tim mạch, ngăn cản sự tác động tiêu cực tới động mạch và ngăn ngừa các bệnh liên quan tới thần kinh cũng như tác động tích cực vào phản xạ của con người.

●        Bông cải xanh cung cấp Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Trong bông cải xanh có một số loại Vitamin phải kể đến như: Vitamin A, C, B9, K… Ngoài ra còn có một số thành phần quan trọng như: Photpho, Kali… Đây đều là các dinh dưỡng thiết yếu rất tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và phục hồi trạng thái cơ thể ở mức độ tốt nhất, tránh những tổn thương và các bệnh lý liên quan tới hệ xương khớp ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Hoạt chất thực vật - Sulforaphane

Sulforaphane là gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đã cho thấy, súp lơ xanh và các loại rau cải khác trong họ nhà cải còn có một hợp chất “vàng” có tên Sulforaphane. Sulforaphane có tên thường gọi là SFN. Sulforaphane là một loại chất hoá học khá phổ biến có ở một số loại rau xanh thường sử dụng trong các bữa ăn như súp lơ, bắp cải…và một số loại rau họ cải khác.

Sulforaphane là chất xuất hiện trong thực vật, tồn tại dưới dạng tiền chất Glucoraphanin.

●        Sulforaphane và tác dụng chống oxy hóa

Theo nghiên cứu khoa học, Sulforaphane xếp vào danh sách các chất không có tác dụng chống oxy một cách trực tiếp, tức là nó không có khả tham gia vào các quá trình oxi hóa khử.

Tuy nhiên, việc sử dụng sulforaphane sẽ có tác dụng gián tiếp vào việc chống nhiễm độc lên các tế bào động vật đối với áp lực oxy hóa.

Các enzyme được sulforaphane kích hoạt sẽ là cơ chế cô cùng quan trọng bảo vệ hệ thống trung tâm, tăng khả năng chống quá trình oxy hoá.

●        Sulforaphane có tác dụng ngăn sự phát triển của các khối u ác tính

Sulforaphane có thể ngăn chặn khối u ác tính đang có dấu hiệu xuất hiện, đồng thời giúp kìm hãm sự phát triển của các chu kỳ tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng loại bỏ các tế bào khi tham gia vào chu trình chuyển hoá.

Qua đó, có thể khẳng định được tác dụng loại bỏ và hạn chế sự xuất hiện của các chất độc hại, ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào xấu. Cụ thể và khá phổ biến là tế bào ung thư-nỗi khiếp sợ của sức khỏe con người.

●        Sulforaphane có công dụng thải độc tố

Ở trạng thái bình thường, enzym giải độc tại gan có tần suất hoạt động chỉ dưới 40%, tuy nhiên khi có sự góp mặt của Sulforaphane, công suất hoạt động ấy đã được tăng lên.

Từ đó có thể thấy, Sulforaphane tham gia rất tích cực vào quá trình giải độc tố của chức năng gan, thông qua quá trình bài tiết.

●        Sulforaphane giúp bảo vệ da tránh khỏi tác động của ánh nắng mặt trời (Sulforaphane  skin)

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho làn da có xuất hiện tình trạng lão hoá bởi các tia cực tím, (tia UV, hay bởi chính những bụi bẩn trong không khí hằng ngày…

Các nhà khoa học đã tìm ra:Sulforaphane có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào cháy nắng.

Sulforaphane tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ da trong 48 giờ sau khi tiếp xúc trực tiếp bởi các tia UV ở nồng độ thấp (10 lM). Đồng thời, nó  còn tiêu diệt các tế bào gây nên cháy nắng.

●        Sulforaphane hỗ trợ điều trị tự kỷ

Sulforaphane có tác dụng chống lại các yếu tố bất thường có liên quan tới bệnh tự kỷ như:

●        Ức chế quá trình oxy hóa

Tránh những bất thường trong tổng hợp glutathione.

Chống lại rối loạn chức năng có liên quan tới các vấn đề oxy hóa thấp, tăng peroxy hóa lipid và viêm dây thần kinh

Sulforaphane bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa trước sự tấn công của vi khuẩn H. pylori

Sulforaphane có khả năng tiêu diệt các H. pylori trong ống nghiệm. Ngoài ra, sulforaphane còn tham gia vào quá trình khống chế các chủng vi khuẩn H. pylori mà phần lớn các vi khuẩn đó có khả năng kháng lại kháng sinh. Ví dụ như: clarithromycin và metronidazole.

Theo nghiên cứu mới đây đã cho thấy, trong súp lơ xanh có chứa một lượng chất có khả năng làm giảm viêm dạ dày ở chuột và người trong giai đoạn nhiễm H.pylori.

●        Sulforaphane(Sulforaphane psoriasis) có tác dụng ức chế các tế bào gây nên bệnh vẩy nến

Sulforaphane có tác dụng rất lớn với các bệnh nhân bị bệnh vảy nến. Có thể sử dụng loại chất này theo chỉ định của bác sĩ để tham gia vào quá trình điều trị bệnh vảy nến.

Kết quả cho thấy, sulforaphane có tác dụng kích thích sự phục hồi da, làm hạn chế các tế bào vi khuẩn gây nên bệnh vảy nến tuỳ thuộc vào từng trường hợp và mức độ bệnh khác nhau.

●        Sulforaphane giúp cải thiện các chỉ số về gan

Sulforaphane giúp cải thiện các chỉ số về gan

Để đo lường sức khỏe của gan, các bác sĩ thường dùng tới chỉ số ALT và γ-GTP. Đây là hai trong những chỉ số hàng đầu để nắm bắt được tình hình sức khỏe lá gan của bạn. Khi hai chỉ số này càng cao, điều này có nghĩa là gan đang bị suy giảm chức năng và đang phải chịu một số tổn thương nhất định.

Sulforaphane cho thấy công dụng đối với gan của nó qua một thí nghiệm của Đại học Tokai đồng nghiên cứu cùng Kagome. Theo nghiên cứu việc cơ thể có hấp thụ hàm lượng Sulforaphane giúp cải thiện chức năng gan theo một chu trình mang tính định kỳ và có tác dụng lâu dài đối với người sử dụng, việc hấp thụ SF sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho gan. Do đó, có thể phòng ngừa các tổn thương gan hay tạo ra một cơ chế tổng bộ tăng cường khả năng chống viêm, giải độc, chống oxy hoá cần thiết.

Trong cuộc sống sẽ gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới gan, khiến chỉ số men gan tăng cao. Tuy nhiên, với  Sulforaphane sẽ tạo ra một hệ thống sản sinh enzym cần thiết để hạ chỉ số xấu của gan. Đồng thời khi lượng enzym được sản sinh sẽ thúc đẩy năng lượng tích cực và chống lại các tác động xấu ngoài môi trường có ảnh hưởng tới gan.

 Tìm hiểu thêm về công dụng của Sulforaphane đối với chức năng gan: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/tac-dung-cua-hop-chat-sulforaphane-trong-viec-cai-thien-chi-so-men-gan

Các lợi ích sức khỏe của súp lơ xanh đối với cơ thể

Do trong súp lơ xanh có chứa một lượng chất Sulforaphane tương đối lớn, do vậy nó có nhiều công dụng hỗ trợ và giảm thiểu cũng như ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp ở người nếu được chế biến và sử dụng có khoa học. Các lợi ích phổ biến mà loại thực phẩm bổ dưỡng này mang lại như:

●        Súp lơ xanh chứa các hợp chất có tác dụng ngăn sự phát triển của các khối u ác tính

●        Súp lơ xanh chứa các hợp chất hỗ trợ điều trị tự kỷ

●        Súp lơ xanh có chứa các hợp chất bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa trước sự tấn công của vi khuẩn H. pylori

●        Súp lơ xanh chứa các hợp chất có tác dụng ức chế các tế bào gây nên bệnh vẩy nến

●        Súp lơ xanh hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới hệ xương khớp

●        Súp lơ xanh mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch ở con người

Ngoài ra, những lợi ích sức khỏe của bông cải xanh còn được tạo nên bởi beta-carotene, các carotene khác, vitamin E, và tất nhiên là cả vitamin C. Đây đều là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào của chúng ta chống lại stress oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do.

Theo nghiên cứu, loại rau này thực sự có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa bằng cách sửa chữa các tổn thương DNA của tế bào đã xảy ra. Ăn sống bông cải xanh có thể làm tăng lợi ích sức khỏe này.

Súp lơ xanh bảo vệ chống lại bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2

Súp lơ xanh bảo vệ chống lại bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2

Bên cạnh việc giúp giảm nguy cơ gây bệnh ung thư, viêm khớp… Bông cải xanh còn có tác dụng nổi bật với việc hỗ trợ việc điều trị các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở Việt Nam. Cùng với đó, bệnh tiểu đường cũng nằm trong danh sách 10 bệnh gây tử vong hàng đầu hàng năm.

May mắn thay, nghiên cứu đã cho thấy bông cải xanh giúp cung cấp cho cơ thể những chất cần thiết để ngăn ngừa các bệnh này. Tất cả các chất chống oxy hóa, cũng như các đặc tính chống viêm của bông cải xanh, kết hợp với nhau có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao.

Đối với bệnh tiểu đường, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng các hóa chất trong bông cải xanh có thể ức chế sản xuất glucose và cải thiện khả năng dung nạp glucose. Trong các nghiên cứu trên người, các hóa chất đã cải thiện mức đường huyết lúc đói của bệnh nhân, từ đó cải thiện bệnh tiểu đường.

Hàm lượng thành phần có trong súp lơ xanh sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho người bệnh tim mạch và tiểu đường ở nhiều mức độ. Do đó, loại thực phẩm này được sử dụng nhiều trong bữa ăn của họ.

Những lưu ý khi sử dụng súp lơ xanh

Bạn có thể cần tránh bông cải xanh nếu bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc có nên hấp thụ súp lơ xanh hay không nếu:

●        Bạn dùng thuốc làm loãng máu: Bông cải xanh chứa nhiều vitamin K , giúp đông máu. Nếu bạn ăn nhiều hơn bình thường, nó có thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với thuốc. Mặc dù bạn không nhất thiết phải tránh tất cả bông cải xanh nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, nhưng bạn nên duy trì lượng vitamin K trong chế độ ăn uống ổn định.

●        Bạn bị hội chứng ruột kích thích (IBS): Bông cải xanh có thể gây đầy hơi và khó tiêu trong ruột.

●        Bạn có vấn đề về thận: Phốt pho trong bông cải xanh có thể bắt đầu tích tụ trong máu nếu thận của bạn không hoạt động tốt.

Cách chế biến súp lơ xanh tốt cho cơ thể

Như đã đề cập ở trên, hầu hết các lợi ích của súp lơ xanh và các loại rau họ cải khác đều đến từ hoạt chất Sulforaphane. Chính vì thế, những cách nấu súp lơ xanh thông thường có thể sẽ làm hoạt chất này bị mất dần từ đó mất đi lợi ích sức khỏe có thể nhận được.

Phương pháp luộc sẽ loại bỏ tới 90% chất dinh dưỡng của bông cải xanh, vì vậy hãy chế biến theo cách khác. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn giữa rang, hấp, xào, hoặc cho vào lò vi sóng. Bạn cũng có thể ăn sống bông cải xanh như một món salad để thu được nhiều Sulforaphane tốt cho sức khỏe nhất.

Cách chế biến hiệu quả nhất

- Xào nhanh trên lửa lớn, không xào quá lâu.

- Luộc ít nước, thêm chút muối, cho phần thân vào trước sau đó đến phần bông xanh. Nước sôi hẳn mới cho vào và chỉ cho khoảng 2-3p, vớt ra ngay.

- Với nhà em thì chỉ hấp chứ không luộc, theo chuyên gia, hấp giữ lại lượng dinh dưỡng tốt hơn.

Một cách khác đó là quay trong lò vi sóng, rưới vào tô chứa súp lơ vào một thìa nước, đậy đĩa lên trên và quay trong 3p, như vậy là thành phẩm đã hoàn thành.

Những sai lầm cần tránh khi chế biến súp lơ xanh giúp giữ lại chất dinh dưỡng

Rửa súp lơ xanh không đúng cách

Rửa súp lơ xanh không đúng cách

Do hình dáng đặc biệt nên rất dễ lưu lại cặn bẩn và thuốc trừ sâu ở phía bên trong hoa súp lơ. Do đó, nếu sử dụng vòi nước xối đơn thuần như thông thường thì không thể làm sạch hoàn toàn được. Theo hướng dẫn của các chuyên gia,cách hiệu quả nhất để làm sạch bông cải xanh là cắt ra thành từng miếng nhỏ sau đó sử dụng nước muối loãng và ngâm khoảng 15-20 phút rồi sau đó rửa sạch lại dưới vòi nước đang chảy. Đặc biệt, nên sử dụng với nước diệt khuẩn rau củ đặc biệt hoặc máy rửa nano.

Vứt cuống của súp lơ xanh khi nấu

Thực tế, theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, thì phần cuống súp lơ cũng chứa lượng khá lớn chất dinh dưỡng. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng vì phần cuống là một bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với súp lơ.

Thậm chí, khi được nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn rất nhiều súp lơ. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn nên chế biến cả phần cuống và chú ý nên bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để không bị cứng cũng như nên nấu thời gian lâu hơn so với các bộ phận khác.

Bỏ lá của súp lơ

Cũng tương tự như cuống súp lơ, thì lá súp lơ cũng có hàm lượng chất dinh dưỡng cực kì cao, đó là beta-carotene, cao nhất với các bộ phận khác. Chất này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng chứa rất nhiều lượng vitamin A, C.

Thống kê cho thấy rằng, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng bởi 30gr lá súp lơ xanh.

Vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi cũng sẽ giảm đáng kể nếu ăn súp lơ xanh kèm theo lá hàng ngày. Bạn có thể chế biến lá tương tự như bông cải như luộc, xào, nướng.

Dùng dao cắt vụn

Súp lơ gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, do đó, nếu dùng dao cắt nhỏ trực tiếp thì đoá hoa sẽ bị vụn ra, và trông không còn ngon mắt nữa. Vậy thì bạn nên sơ chế bông cải xanh thế nào ?

Trước hết, chúng ta sẽ tách phần lá và hoa, rồi dùng mũi dao cắt một vòng tròn quanh lõi súp lơ Việc này sẽ giúp tách múi hoa dễ dàng hơn. Cuối cùng, cắt các múi hoa lớn thành từng miếng nhỏ đều nhau, sau đó thái lõi thành các múi hoa nhỏ hoàn chỉnh.

Luộc hoặc xào súp lơ trong thời gian dài

Sai lầm này cũng là sai lầm nghiêm trọng nhất. Thời gian xào súp lơ xanh phải thật nhanh, vì càng để lâu, chất dinh dưỡng càng giảm. Đồng thời cũng không được xào súp lơ trên nền nhiệt độ cao nếu không sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh.

Còn luộc súp lơ xanh trong nước sẽ làm mất đi nhiều vitamin, các khoáng chất trong đó bị hòa tan vào nước và gây ra tình trạng bay hơi các chất dinh dưỡng.

Thời điểm chọn ăn súp lơ

Ở Việt Nam có hai loại súp lơ là lơ xanh và trắng. Vì vậy cần chọn thời điểm thích hợp để lựa rau cho đúng vụ. Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10, trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.

Tổng kết

Hy vọng với bài viết này của Sulforaphane, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức bổ ích về súp lơ xanh, đồng thời trả lời những câu hỏi như “súp lơ xanh là gì?”, “súp lơ xanh có tác dụng gì đối với sức khỏe”. Hãy bổ sung loại rau này vào thực đơn hằng ngày để nhận được những lợi ích sức khỏe bất ngờ bạn nhé!

Bài trước Bài sau