Những lưu ý khi ăn bông cải xanh chắc chắn bạn cần biết

Những lưu ý khi ăn bông cải xanh chắc chắn bạn cần biết

Lưu ý khi ăn bông cải xanh luôn là điều bạn quan tâm khi đang cố gắng ăn lành mạnh hơn. Các loại rau họ cải như bông cải xanh luôn được ưu tiên hàng đầu trong danh sách thực phẩm. Tuy nhiên, cách sử dụng và chế biến như thế nào, có những lưu ý gì để giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng như Kagome Sulfophane trong bông cải thì không phải ai cũng biết.

 

Xem thêm lý giải nguyên ngân bông cải xanh có thể phòng ngừa ung thư: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/ly-giai-nguyen-nhan-tai-sao-bong-cai-xanh-co-the-phong-ngua-ung-thu

 

Ăn bông cải xanh kỵ với gì ?

Những lưu ý khi ăn bông cải xanh

 

Ăn bông cải xanh kỵ với gì ? là một trong các lưu ý khi ăn bông cải xanh mà các bà nội trợ nên biết. Tuy nhiên, câu hỏi này không phải bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể trả lời. Đối với thực phẩm nào càng bổ dưỡng chúng càng có nhiều điều cấm kỵ mà bạn cần lưu ý để tối ưu tác dụng nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

 

Những thực phẩm “xung khắc” khi ăn bông cải xanh ?

 

  • Sữa không phải là thức uống thích hợp để kết hợp với bông cải xanh 

Chúng ta đều biết rõ, trong sữa có chứa một lượng rất lớn thành phần của chất đạm. Tuy nhiên, khi kết hợp chung với bông cải xanh sẽ gây ra việc giảm chất dinh dưỡng vốn có trong bông cải xanh. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới việc hấp thụ canxi.

 

  • Không nên chế biến bông cải xanh lẫn bí ngòi 

Bông cải xanh luôn chứa một hàm lượng vitamin C rất cao, tuy vậy bí ngòi lại là thực phẩm chứa enzyme làm phân hủy vitamin C. Khi đó, sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận vitamin C vào cơ thể. Đồng nghĩa với việc mất đi lượng vitamin C có trong bông cải xanh.

 

Trên đây là một số điều bạn cần lưu ý khi ăn bông cải xanh.

 

Thân bông cải xanh ăn được không? 

Những lưu ý khi ăn bông cải xanh - Thân bông cải xanh ăn được không?

Thân bông cải xanh có phải là bộ phận ăn được hay không luôn là câu hỏi được các bà nội trợ quan tâm. Câu trả lời là có. Phần này có người biết ăn, có người thì không biết ăn hoặc không muốn tận dụng chúng để ăn. 

 

  • Bạn nên biết rằng đây là phần có chứa nhiều sulforaphane – một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm. Chúng có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư (vốn là nguyên nhân tăng trưởng khối u). 

 
  • Bên cạnh đó chúng còn chứa hợp chất glucoraphanin (tiền thân của sulforaphane). Chất này giúp tế bào khỏe mạnh, chống viêm, bảo vệ tế bào chống lại những tổn thương. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng chất xơ lớn hơn bất kỳ phần nào trên cây bông cải xanh.

 
  • Hơn nữa thân bông cải xanh còn có vị ngọt rất đậm đà. Vì vậy hãy bóc vỏ ra và tận dụng phần cùi để xào, nấu hay luộc nhé. Rất có ích cho cơ thể và cho cả vị giác của bạn nữa.

 

Ngoài thân bông cải xanh còn có những bộ phận nào khác có thể ăn được 

Những lưu ý khi ăn bông cải xanh - bộ phận nào của bông cải xanh ăn được ?

1: Lá bông cải xanh

  • Lá bông cải xanh là phần thường bị vứt đi. Nhưng bạn có biết bộ phận này chứa hàm lượng cực lớn beta-carotene, một chất tiền vitamin A. 

 

  • Chúng hoạt động như một chất chống oxy hóa với khả năng phòng ngừa nhiều bệnh tật, nhất là ung thư. Ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều vitamin C. Chỉ với 30gr lá bông cải xanh sẽ cung cấp khoảng 43% nhu cầu vitamin C hàng ngày. 

 

Do đó đừng phí phạm phần lá này nhé. Hãy thái lá thành sợi nhỏ rồi cho vào nồi xào bông cải xanh, vừa ngon miệng vừa làm món ăn sinh động, đẹp mắt hơn. Hoặc bạn cũng có thể luộc hay nấu canh tùy thích.

2: Cuống lá bông cải xanh

  • Đây là phần mà có lẽ rất nhiều người không biết ăn. Những cuống lá mập mạp không chỉ ăn rất ngon và ngọt, mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

 

  • Thông thường ta thường cắt bỏ lớp lá sum suê bên ngoài, nhưng vẫn giữ lại những cuống lá to mọng trên thân cây lại. Mỗi chiếc lá ấy rất to và nặng, chứa đầy nước và các dưỡng chất tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe. 

 
  • Khi bạn gọt phần vỏ bên ngoài đi, phần lõi trong cuống lá hiện ra rất giòn và mọng nước. Bạn có thể thái lát và xào nấu hay luộc tùy thích. Chúng rất giòn, ngọt. Vì vậy hãy tận dụng cuống lá bông cải xanh vì sức khỏe và túi tiền của gia đình bạn nhé.

Như vậy, ngoài thân bông cải xanh thì lá bông cải xanh và cuống lá cũng là có thể chế biến thành những món ăn tốt cho sức khỏe. Tại sao chúng ta lại có thể bỏ qua những bộ phận đầy dưỡng chất như này?

 

Ăn bông cải xanh bao nhiêu là đủ?

Những lưu ý khi ăn bông cải xanh - Ăn bông cải xanh bao nhiêu là đủ?

Nên ăn bông cải xanh với trọng lượng bao nhiêu là đủ? Ăn với mức độ bao nhiêu để đạt được hiệu quả tốt cho sức  khỏe? Bởi lẽ, bạn nên biết tuy bông cải xanh là một loại rau củ “thần dược” nhưng nếu ăn nhiều thì lại “lợi bất cập hại”. Vậy nên, có một số lưu ý khi ăn bông cải xanh như sau:


Hiện tại vấn đề ăn bông cải xanh bao nhiêu là đủ vẫn chưa được chuyên gia nào vào cuộc để nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, tại Anh các bác sĩ khuyến cáo nên dùng bông cải xanh mỗi tuần 1 lần để giúp nam giới phòng ngừa và giảm tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt:

  • Nhờ sulforaphane - một hợp chất chống ung thư xuất hiện khi chúng ta nhai bông cải, lượng enzyme được sulforaphane sản xuất ra có tác dụng đào thải hầu hết các chất có khả năng gây ung thư ra khỏi cơ thể…

  • Không những vậy, chất này còn có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) - vi khuẩn gây nên viêm loét và ung thư dạ dày.

 

Tuy nhiên nếu có thể, bạn có thể ăn nhiều hơn nhưng tối đa 1 bữa/1 ngày để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng.

Các bà nội trợ nên lưu ý những điều trên để tránh việc quá lạm dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn nhé.

 

Lưu ý khi chế biến bông cải xanh

 
  • Không cắt trước khi rửa

Súp lơ thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc bạn có thể ngâm chúng trong nước muối 5 - 10 phút để loại bỏ sâu bọ dễ dàng hơn.

  • Thời điểm chọn ăn bông cải xanh xanh

Bạn nên mua đúng loại bông cải xanh vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất. Bông cải xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 trong bông cải trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.

  • Không chế biến ở nhiệt độ cao

Đối với bông cải xanh, bạn không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Theo các chuyên gia, nếu chế biến bông cải xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, thành phần sulfophane ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm hoặc mất hết tác dụng.

  • Không ăn khi bị bệnh gout

Súp lơ lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Vì vậy bạn nên cân nhắc sử dụng nếu mình đang bị bệnh gout để tránh các tác dụng không mong muốn.

  • Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn bông cải xanh

Trong bông cải xanh có chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ trong việc giảm thiểu các vấn đề liên quan tới bệnh về đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại khá có hại với những người mắc bệnh về dạ dày. Thậm chí, bông cải xanh còn làm tổn thương hơn đối với những người mắc vấn đề về dạ dày. 

Ngoài ra, những người có tiền sử bị thiếu hụt tỳ vị cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này, do khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới chứng khó tiêu.

 

Trên đây là một số lưu ý khi ăn bông cải xanh bạn có thể tham khảo, để có được cách sử dụng và chế biến loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này một cách khoa học và an toàn nhất cho gia đình mình nhé.

Bài trước Bài sau