Lý giải nguyên nhân tại sao Bông cải xanh có thể phòng ngừa ung thư
- Người viết: Hồ Sĩ Khánh lúc
- Tin tức về Sulforaphane
Trong bữa ăn gia đình, người nội trợ luôn ưu tiên đến những món ăn vừa quen thuộc và cũng vừa tốt cho sức khoẻ. Đứng đầu danh sách nhóm thực phẩm phòng chống ung thư này ta phải kể đến bông cải xanh phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là chứng bệnh ung thư thực quản.
1. Bông cải xanh có những tác dụng gì?
Bông cải xanh là thuộc họ cải, là loài rau quen thuộc với mọi nhà. Đặc điểm chung của những loại rau thuộc họ cải là cực kỳ ít calo, chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, bông cải xanh còn được sử dụng rộng rãi do đặc tính chống ung thư.
Bông cải xanh có nhiều tác dụng mà có thể ta không ngờ tới
1.1 Những lợi ích sức khỏe từ bông cải xanh
Nhiều hợp chất dinh dưỡng
Bông cải xanh là nhóm siêu thực phẩm, chứa nhiều dinh dưỡng với đặc tính ít calo nhưng lại giàu vitamin, trên thực tế, bông cải xanh chứa một số vitamin và khoáng chất thiết yếu bao gồm: chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, folate,…
Hàm lượng chất xơ cao
Bông cải xanh chứa một lượng chất xơ cao, rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Có tới 3 gram chất xơ trong 100gr bông cải xanh, chiếm 10% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.
Chất xơ rất quan trọng vì nó nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Bông cải xanh giúp giảm cân
Đầu tiên, bông cải xanh có lượng calo thấp với chỉ 25 calo trong 100 gram, vì vậy bạn có thể ăn nhiều mà không lo tăng cân.
Là một nguồn chất xơ tốt, bông cải xanh còn khiến bạn cảm thấy no hơn khi ăn. Đây là yếu tố có thể khiến bạn kiểm soát calo tốt hơn trong việc kiểm soát cân nặng.
Hàm lượng nước chứa trong bông cải xanh cao là một khía cạnh khác cho việc giảm cân. Trên thực tế, 92% của bông cải xanh là nước. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu nước, ít calo giúp việc giảm cân nhanh chóng hơn.
1.2 Vì sao bông cải xanh lại có thể ngăn ngừa bệnh ung thư ?
Súp lơ chứa Sulforaphane, một chất chống oxy hóa được nghiên cứu rộng rãi chứng minh là có tác dụng trong việc ngừa ung thư.
1.3 Sulforaphane trong bông cải xanh có tác dụng gì ?
Hợp chất chống ung thư kỳ diệu trong súp lơ có tên là Sulforaphane. Đây là chất phổ biến có trong các rau họ cải, khiến cho nhóm rau này vị đắng và hăng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sulforaphane đặc biệt hữu ích cho việc ngăn chặn sự phát triển ung thư bằng cách ức chế các enzyme có liên quan đến ung thư và sự phát triển của khối u.
Theo một số nghiên cứu khác, sulforaphane cũng có thể có khả năng ngăn chặn sự phát triển của ung thư bằng cách phá hủy các tế bào đã bị tổn thương, giúp chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương DNA.
Do đó, sulforaphane trong bông cải xanh có thể phòng ngừa ung thư. Đồng thời nó có thể là một chất quan trọng đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư trong tương lai.
1.4 Bông cải xanh phòng ngừa ung thư nào ?
Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc ăn các loại rau họ cải có thể phòng ngừa một số loại ung thư như:
- Ung thư thận
- Ung thư bàng quang
- Ung thư vú
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư dạ dày
Tham khảo thêm về Súp lơ xanh: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/sieu-thuc-pham-sup-lo-xanh-la-gi
2. Những lưu ý khi sơ chế và sử dụng bông cải xanh
2.1 Có nên luộc bông cải xanh không?
Bông cải xanh là loại rau không nên luộc hoặc chế biến chín kỹ
Giống như nhiều món ăn khác, nhiều người có suy nghĩ là rau thì có thể đem luộc và bông cải xanh không ngoại lệ. Bông cải xanh luộc ăn rất ngon, thanh mát. Nhưng chế biến bằng hình thức luộc có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này.
Do đó, sẽ tốt nhất nếu bạn đem hấp sơ qua. Bạn cũng có thể chiên xào loại rau này để đảm bảo vitamin và khoáng chất hơn. Nhưng tuyệt đối không được chế biến ở dạng quá chín sẽ làm tổn thất đáng kể dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này.
2.2 Có nên cắt trước khi rửa súp lơ không?
Do những con sâu hoặc bọ nhỏ hay nằm lẫn ở bên trong nên không nên cắt nhỏ rồi mới rửa. Nên rửa trực tiếp dưới vòi nước. Hoặc cũng có thể ngâm nước muối 5 - 10 phút để loại bỏ sâu bọ nằm lẫn bên trong tốt hơn.
2.3 Bông cải xanh ăn được phần nào?
Hầu hết mọi người khi ăn đều cho rằng bông cải xanh chỉ ăn được mỗi phần bông, còn phần lá của rau thì bỏ hết vì không ăn được. Nhưng đây hoàn toàn là sai lầm bởi vì lá bông cải xanh có chứa hàm lượng phái sinh vitamin A (beta-carotene) cao, đây là một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa. Do đó khi ăn nên ăn cả phần lá rau.
2.4 Bông cải xanh ăn sống được không?
Bông cải xanh có thể ăn sống được. Nếu muốn giữ và giúp cơ thể hấp thụ sulforaphane một cách tốt nhất, lựa chọn tối ưu nhất là ăn sống, nhưng điều này có lẽ không phù hợp với thói quen “ăn chín uống sôi” của người Việt Nam. Ngoài ra, bông cải xanh khi ăn sống sẽ có vị hăng của sulforaphane sẽ gây khó chịu cho một số người.
Vì thế phương pháp tốt nhất để xử lý hạn chế này đó chính là sau khi cắt bông cải xanh, bạn hãy để súp lơ khoảng 90 phút trước khi nấu để giải phóng một loại enzyme có tên là myrosinase; loại enzyme này sẽ kích hoạt sulforaphane gấp 2,8 lần so với khi chiên xào. Hoặc nếu bạn không có nhiều gian lắm thì bạn có thể rút ngắn quá trình này lại tầm trong khoảng 30 phút.
2.5 Thời điểm chọn ăn súp lơ?
Bạn nên mua đúng loại súp lơ vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất. Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.
2.6 Ăn bông cải xanh mỗi ngày có được không?
Không phủ nhận bông cải xanh là một loại thực phẩm bổ dưỡng, bông cải xanh còn giúp ngăn ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, dù với bất cứ loại thực phẩm nào thì cũng không nên sử dụng chúng quá thường xuyên hay hằng ngày đặc biệt với những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Do chứa hai hợp chất thiocyanate và progoitrin mà khi sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp. Vì vậy không nên ăn bông cải xanh mỗi ngày.
3. Một số lưu ý khác khi sử dụng bông cải xanh
3.1 Ăn bông cải xanh khi uống thuốc làm loãng máu
Trong bông cải xanh có hàm lượng lớn Vitamin K. Khi sử dụng thuốc chứa warfarin có tác dụng làm loãng máu mà lại ăn bông cải xanh thì vô cùng nguy hiểm. Hàm lượng cao vitamin K làm bất hoạt warfarin, từ đó tăng đông máu nên rất nguy hiểm cho người bệnh. Do đó không nên ăn bông cải xanh khi sử dụng thuốc này.
3.2 Không ăn khi bị bệnh gout
Trong súp lơ có hàm lượng khá cao purin khiến kích phát các triệu chứng liên quan đến chứng bệnh gout với người đã mắc bệnh gout. Do đó người sử dụng nên cân nhắc kĩ càng nếu bản thân đang mắc bệnh gout để có thể tránh được những tác dụng phụ
3.3 Vấn đề tuyến giáp
Theo Nutrition Reviews: thiocyanate và progoitrin có thể làm giảm sự hấp thụ i ốt gây nguy cơ giảm tiết hoóc môn tuyến giáp. Hấp thu nhiều hai chất này trong bông cải xanh hay các loại rau họ cải có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giáp.
Tuy nhiên, khi ăn theo khẩu phần rau thông thường thì khó xảy ra trường hợp này. Việc nấu chín súp lơ có thể làm giảm nồng độ hai chất này.
3.4 Vấn đề tiêu hóa
Do có hàm lượng chất xơ cao nên hấp thu quá nhiều sẽ tăng khả năng mắc các vấn đề về tiêu hóa. Một số triệu chứng điển hình là đầy hơi, đau dạ dày. Hấp thu nhiều chất xơ mà lại không cung cấp đủ nước cho cơ thể dễ gây ra táo bón.
Giàu vitamin K, loại khoáng chất sẽ có khả năng đẩy nhanh quá trình đông máu. Vì vậy, những người có bệnh đang uống thuốc làm loãng máu có thể ăn bông cải xanh nhưng không nên ăn quá nhiều.
Tham khảo thêm về súp lơ xanh: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/thuc-hu-ve-cong-dung-sup-lo-xanh-giam-can