Hoạt chất tốt cho gan nào chứa trong rau củ mà bạn chưa biết?

Hoạt chất tốt cho gan nào chứa trong rau củ mà bạn chưa biết?

Gan là nơi đón nhận liên tục những chất độc hại của cơ thể tồn đọng. Bởi thế, cơ quan này rất dễ bị nhiễm độc và suy yếu nếu không bổ sung đủ hoạt chất tốt cho gan. Cùng Sulforaphane điểm danh những loại hoạt chất tốt cho gan có trong thực phẩm nào!

Sơ lược về vai trò của gan trong cơ thể

Trước khi cùng nhau tìm hiểu những hoạt chất tốt cho gan có trong thực phẩm nào, và muốn gan khỏe không nên ăn gì? Hãy cùng nhau điểm qua vài nét về chức năng chính của bộ phận này nhé.

Gan có chức năng gì?

Trong cơ thể con người, gan chính là bộ phận được ví như một người lao động chăm chỉ, không ngừng nghỉ. Gan có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là tổng hợp, chuyển hóa các chất dinh dưỡng có sẵn trong thực phẩm như là chất béo, carbohydrate hay protein để nuôi cơ thể

Hơn nữa, nếu có sự hỗ trợ đắc lực của vitamin K, lá gan còn là cơ quan có tác dụng phá vỡ các tế bào mạch máu cũ đã hư hỏng để tạo ra các tế bào máu mới. Bởi thế, gan đóng vai trò chủ chốt trong toàn bộ các quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. 

Tại sao nên cố gắng bổ sung các hoạt chất tốt cho gan?

Cấu tạo của lá gan 60% là các tế bào gan, tất cả những phần còn lại là tế bào nội mô gan, và tế bào hình sao. Giữa một dãy tế bào là các mao mạch theo kiểu xoang, thường gọi là xoang gan nội sinh. Xoang gan đặc biệt này là một trong những nguyên nhân to lớn làm sản sinh các bệnh lý về gan. Chính vì thế, đây là câu trả lời vì sao bạn nên cố gắng bổ sung các hoạt chất tốt cho gan đấy. 

Top 5 các loại thực phẩm xanh chứa hoạt chất tốt cho gan

Để giữ cho lá gan được khỏe mạnh và hoạt động có hiệu quả, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho “người bạn” này là điều vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể lựa chọn bổ sung các chất cần thiết bằng thực phẩm xanh như rau, củ, quả,... hoặc thực phẩm chức năng.

Ngày nay, với xu hướng sống xanh, việc sử dụng thực phẩm tươi, lành lạnh để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể càng được chú trọng. Bởi vậy sử dụng thực phẩm xanh vô cùng tốt cho sức khoẻ và cực phù hợp với xu hướng hiện đại. Vậy hoạt chất tốt cho gan có trong thực phẩm nào? 

Wasabia là cái tên không thể không nhắc tới

Wasabia nằm trong top các loại thực phẩm chứa hoạt chất tốt cho gan, được đa số người ưu tiên sử dụng không thể bỏ qua cái tên Wasabia. Loại cây này là một trong những phát hiện vĩ đại nhất của người Nhật Bản trong việc phát triển thực phẩm cũng như dùng nghiên cứu trong y học. 

Tại Nhật Bản, người ta thường nghiền Wasabia thành bột nhão bằng dụng cụ riêng là oroshigane. Người Nhật còn phát minh ra cách chế biến lá non của Wasabia như một loại xà lách đặc trưng của xứ này.

Tỏi cũng là một loại thực phẩm tốt cho lá gan

Tuy chỉ đứng sau Wasabia, nhưng tỏi cũng được xem là một trong số nhiều loại thức ăn tốt cho lá gan. Trong tỏi thường chứa nhiều yếu tố vi lượng có khả năng chống chọi và bảo vệ gan tránh khỏi những yếu tố gây tổn hại ở những người thường xuyên uống nhiều bia rượu. Ngoài ra, tỏi còn mang nhiều công dụng đăng trưng trong việc làm giảm cholesterol xấu và làm tăng thêm lượng cholesterol tốt cho cơ thể. 

Mướp đắng cũng nằm trong top hoạt chất tốt cho lá gan

Mướp đắng tốt cho gan

Mướp đắng hay còn được gọi là trái khổ qua. Loại thực phẩm này từ lâu được người dân biết đến là một loại thực phẩm tốt cho lá gan, và cả túi mật. Ngoài ra, trái mướp đắng còn có khá nhiều công dụng khác cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như hỗ trợ việc hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng sỏi thận, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch tối ưu cho cơ thể. 

Trong đời sống thường ngày, chúng ta hoàn toàn có thể dùng trái mướp đắng để ép làm nước uống hàng ngày. Hoặc chế biến mướp như một loại thức ăn, phơi khô nấu nước cũng hỗ trợ làm mát gan

Củ dền đỏ cũng được người dân ưa dùng

Có thể khẳng định rằng, củ dền đỏ cũng là một trong những loại thực phẩm có hoạt chất tốt cho gan. Nhất là với đối tượng mắc bệnh viêm gan B, củ dền thường được sử dụng như một thành phần chính trong các thuốc đặc trị bệnh này nhờ chứa chất chống oxy hóa cực cao. 

Hơn nữa, trong cấu tạo củ dền còn có chứa nhiều vitamin như A, B, C và các khoáng chất quan trọng như Magie, canxi, kali, iốt, acid folic… và chất xơ hòa tan. Củ dền đỏ có nhiều tác dụng khác như là khử độc gan, giúp tái sinh đa tầng các tế bào gan bị tổn thương, giảm sưng đau gan. Chúng ta có thể dùng củ dền đỏ để nấu canh, hoặc hầm xương hoặc ép làm nước uống hàng ngày.

Sử dụng bưởi để tăng cường sức đề kháng cho gan

Sử dụng bưởi để tăng cường sức đề kháng cho gan

 

Với những đối tượng xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu hoặc đồ uống có cồn, thì vẫn nên làm bạn hàng ngày với trái bưởi hàng ngày. Chất naringin có mặt trong trái bưởi thường được cho rằng có thể giúp lá gan loại bỏ hoàn toàn và chống lại những tác nhân tiêu cực của chất cồn lên lá gan. 

Ngoài ra, naringin trong bưởi còn hỗ trợ tăng cường enzyme giúp đốt cháy và phân hủy mỡ thừa, ngăn sự tích tụ mô mỡ trong gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi nguyên chất 200ml mỗi ngày sẽ là câu trả lời chính xác cho việc uống gì tốt cho gan.

Tham khảo thêm các loại thực phẩm tốt cho gan: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/7-loai-thuc-pham-tot-cho-gan-duoc-chuyen-gia-khuyen-dung

Muốn gan khỏe không nên ăn gì?

Thực tế chúng ta cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cân bằng, lành mạnh, bổ sung những hoạt chất tốt cho lá gan để giữ cho lá gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm và nhóm thực phẩm cần tránh để giảm thiểu sự hoạt động quá tải của lá gan. Vậy muốn gan khỏe không nên ăn gì? 

Thực phẩm chứa quá nhiều chất béo 

Chúng tất nhiên sẽ bao gồm các loại thức ăn chiên rán, hoặc thức ăn nhanh và các loại đồ ăn đã được chế biến sẵn. Đồ ăn nhẹ hay thậm chí là khoai tây chiên đóng gói, cũng là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo no gây tổn hại đến chức năng gan.

Các loại thực phẩm chiết xuất từ tinh bột

Các loại thực phẩm chiết xuất từ tinh bột

Đây là nhóm thực phẩm chứa rất ít chất xơ, chất khoáng. Chẳng hạn như các loại bánh mì ngọt đã qua chế biến, các loại mì ống, bánh ngọt, bánh nướng chiết xuất từ lúa mạch. Chất tinh bột lớn sẽ làm phá vỡ màng bảo vệ gan trong cơ thể, làm cơ thể suy nhược và mắc các bệnh lý nghiêm trọng khó tránh.

Đường cũng là loại thực phẩm không nên lạm dụng

Một bữa ăn hàng ngày của chúng ta, tất nhiên là khó tránh khỏi những loại thực phẩm được nấu cùng với đường. Tuy nhiên giữa việc ăn ngon và bảo vệ lá gan khỏe mạnh, thì người tiêu dùng vẫn nên cân nhắc giảm thiểu lượng đường một cách tối đa. Điều này vừa bảo vệ lá gan của bạn, vừa giảm tình trạng mắc bệnh tiểu đường.

Muối cũng là loại gia vị nên cắt giảm tối đa

Muối cũng là loại gia vị nên cắt giảm tối đa

Một số cách đơn giản để người dùng có thể biết cách giảm lượng muối, bao gồm việc tránh xa các loại thịt động vật hoặc rau được đóng hộp, giảm hoặc thậm chí là nên tránh các loại thịt nguội muối lâu năm và thịt xông khói chẳng hạn. Phải thừa nhận những loại thực phẩm này ngon, nhưng lượng muối có trong nó cao gấp nhiều lần bình thường.

Các loại thịt đỏ từ động vật

Thịt đỏ động vật cũng là nguồn cung cấp chất protein chính cho việc nuôi dưỡng cơ thể và cơ thể con người cũng rất cần protein để có đủ năng lượng chuyển hóa. Thế nhưng, thực phẩm này không nên ăn quá nhiều mà hãy chủ động cắt giảm lượng thịt đỏ trong thực đơn hằng ngày của gia đình để bảo vệ gan. Nhất là những người bị suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, thì tối đa 1 tuần chỉ nên ăn 500g thịt đỏ từ động vật.

Tìm hiểu thêm về chỉ số men gan: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/men-gan-chi-so-phan-anh-suc-khoe

Kết luận

Chức năng của gan là yếu tố mấu chốt quyết định sự sống còn đối với cơ thể. Gan được chăm sóc tốt thì đương nhiên sức khỏe tổng thể của chúng ta mới được bảo đảm. Vì vậy, hãy dừng ngay những thói quen gây hại cho gan và tăng cường bổ sung những hoạt chất tốt cho gan để cơ thể ngày càng bền bỉ, và tuổi thọ cũng được nâng cao nhé.

Bài trước Bài sau