Báo cáo doanh thu lãi nghìn tỷ Kagome tiếp tục chinh phục thị trường Việt

Báo cáo doanh thu lãi nghìn tỷ Kagome tiếp tục chinh phục thị trường Việt

(Cafef.vn) - Kagome đến từ Nhật Bản công bố Báo cáo doanh thu và lợi nhuận năm 2022 cho thấy triển vọng phát triển mạnh mẽ giai đoạn 2023 – 2025 và không ngại tiếp tục dấn thân chinh phục thị trường bán lẻ sản phẩm bổ sung bảo vệ sức khỏe giàu tiềm năng tại Việt Nam.

Lội ngược dòng ngoạn mục với đà tăng doanh thu ổn định

Năm 2022 được xem là bức tranh xám màu của nền kinh tế thế giới khi phải liên tiếp đón nhận những làn sóng thách thức đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Thiếu hụt nguồn cung năng lượng toàn cầu, lạm phát đạt đỉnh tại nhiều quốc gia, Ngân hàng Trung ương FED liên tục điều chỉnh kỳ tăng – giảm lãi trong năm,... .

Trong bối cảnh đó, Kagome là Tập đoàn thực phẩm lớn hàng đầu tại Nhật Bản đã lội ngược dòng thành công, biến thách thức từ thị trường thành cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế vững chãi của mình tại nước nhà với báo cáo tổng kết doanh thu và lợi nhuận năm 2022 ghi nhận nhiều sự tăng trưởng bứt phá.

Đầu tiên phải kể đến doanh thu tăng trưởng ổn định ở mức 8,4%; Tỷ suất lợi nhuận duy trì ở mức 7,7%/ trong năm 2022. Thống kê doanh thu cuối năm đạt 205,6 tỷ yên (khoảng 36 nghìn tỷ vnđ), tăng 15,9 tỷ yên so với mức 189,6 tỷ yên (khoảng 33 nghìn tỷ vnđ) của năm 2021. Lý giải cho thành tích này là vì Kagome đã có chiến lược đúng đắn trong hoạt động, đặc biệt là tập trung mở rộng các lĩnh vực kinh doanh hơn nữa để tăng trưởng doanh thu hiệu quả giai đoạn đến năm 2025.

Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng, tuy nhiên từ báo cáo tài chính 2022 cho thấy mặc dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Kagome có chiều hướng tăng, nhưng lợi nhuận lại có sự biến động nhẹ. Cụ thể lợi nhuận năm 2020 là 13,6 tỷ yên (khoảng 2,4 nghìn tỷ vnđ); năm 2021 thu về 14,1 tỷ yên (2,5 nghìn tỷ vnđ); đến năm năm 2022 giảm còn 12,8 tỷ yên (khoảng 2,2 nghìn tỷ vnđ). Tức giảm khoảng 1,3 tỷ yên (khoảng 227 tỷ vnđ) so với cùng kỳ năm trước đó. 

Điều này được đại diện Kagome giải thích là vì có sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu (vốn) và chi phí hậu cần bao gồm: Chi phí nhân sự, xúc tiến bán hàng, triển khai các hoạt động quảng cáo diện rộng, bảo quản, vận chuyển, khấu hao tài sản,... .

Mặc dù vậy, sự biến động này không ảnh hưởng quá lớn đến đường hướng phát triển của công ty giai đoạn tới với 1 trong 2 mục tiêu chính là "phát triển doanh thu hàng năm với mức tăng trưởng doanh thu trung bình từ 2% trở lên trong bốn năm và đảm bảo tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ 7% trở lên vào năm 2025". 

Kagome tự tin với tham vọng chinh phục thị trường Việt Nam "màu mỡ"

Năm 2022 Kagome đã có những bước đi để lại nhiều dấu ấn tại thị trường Việt Nam thông qua sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kagome Sulforaphane và các sản phẩm nước ép rau củ tốt cho cơ thể. Tiếp đà thắng lợi, năm 2023 này Kagome Nhật Bản quyết tâm chinh phục thị trường Việt Nam, với mục tiêu doanh thu 212 tỷ yên, lợi nhuận kinh doanh 15 tỷ yên, chủ yếu đến kinh doanh từ các sản phẩm thực phẩm bổ sung và bảo vệ sức khỏe người dùng.

Không chỉ có vậy, tham vọng này còn được công ty đặt ra cho những nỗ lực trong kinh doanh. Thông qua hoạt động lựa chọn, sàng lọc các sản phẩm kỹ lưỡng trước khi xâm nhập thị trường ngoại, cụ thể là thị trường Việt Nam. Đồng thời, chọn chiến lược kênh phân phối phù hợp, trúng đích đến đúng cộng đồng khách hàng mục tiêu. 

Báo cáo doanh thu lãi nghìn tỷ Kagome tiếp tục chinh phục thị trường Việt - Ảnh 1.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kagome Sulforaphane công dụng hỗ trợ giảm các nguy cơ tổn thương gan, hỗ trợ cải thiện chức năng gan là sản phẩm chủ lực trong tiến trình xâm nhập thị trường Việt Nam năm 2022 của Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Nhật Bản

Năm 2023 các chuyên gia tỏ ra e ngại về bức tranh kinh tế thế giới do chịu ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Ukraina, các chính sách cấm vận kinh tế, mối lo về dịch Covid- 19 có thể bùng phát bất ngờ, thiên tai,… . Kinh tế Nhật Bản và Việt Nam cũng không đứng ngoài vòng xoáy, có thể chịu ít nhiều tác động tiêu cực.

Tuy nhiên triển vọng về quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản trên các phương diện Kinh tế- thương mại- đầu tư, với nền pháp lý vững chắc, sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp 2 nước tiến sâu hơn vào khai thác thành công thị trường ngoại. Đặc biệt, trong bối cảnh mối quan tâm đến các vấn đề y tế, sức khỏe được đặt lên hàng đầu sau sự càn quét của đại dịch Covid-19, tạo dư địa phát triển cho ngạch thực phẩm bổ sung và bảo vệ sức khỏe.

Liệu rằng Kagome có thể tận dụng các lợi thế, thuận lợi đánh bật các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường dành lại thị phần nhất định cho mình, đồng thời nhãn hàng ngoại này có thể hiện thực hóa tham vọng chinh phục thị trường Việt giàu tiềm năng nhưng cũng mang đến nhiều thách thức? Hãy theo dõi và đón đọc ở các bài phân tích kỳ sau.

Lưu ý: "Kagome Sulforaphane không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

Thông tin:

TÊN CÔNG TY: CÔNG TY CỔ PHẦN KAGOME

Nghiên cứu, phát triển và sở hữu bởi: KAGOME CO., LTD

Địa chỉ: 3-14-15, Nishiki, Naka-ku, Nagoya, Aichi 460-0003, Japan 

Tel : +81-52-951-3571

Sản xuất tại SUNSHO PHARMCEUTICAL CO.,LTD YODABASHI NO.2 FACTORY

Địa chỉ: 319-1 Imaizumi, Fuji-shi, tỉnh Shizuoka 417-0001, Nhật Bản.

Nhập khẩu trực tiếp từ Nhật và phân phối tại Việt Nam: CÔNG TY TNHH ONE - VALUE VIỆT NAM

Địa chỉ: Văn phòng 14F, Toà nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm số 2688/2022/ĐKSP

Tìm hiểu thêm về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ gan Kagome Sulforaphane: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane

Bài trước Bài sau