Rối loạn men gan có gây nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan

Rối loạn men gan có gây nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề rối loạn men gan, bạn lo lắng không biết tình trạng này có giống tăng men gan không? Và phải điều trị như thế nào. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé. 

Xem thêm:

Rối loạn men gan là gì?

Rối loạn men gan là tình trạng các enzyme trong gan hoạt động bất thường, được phát hiện qua xét nghiệm máu. Men gan (hay còn gọi là enzyme gan) là các protein cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong gan. Mức độ tăng hoặc giảm của chúng trong máu thường phản ánh tình trạng sức khỏe của gan.

Rối loạn men gan có thể biểu hiện dưới hai dạng:

Tăng men gan: Đây là dạng phổ biến hơn, xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, khiến men gan rò rỉ vào máu với lượng lớn hơn bình thường. Các nguyên nhân gây tăng men gan bao gồm:

  • Viêm gan do virus (A, B, C, D, E)
  • Gan nhiễm mỡ
  • Xơ gan
  • Ung thư gan
  • Lạm dụng rượu bia
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Bệnh lý về túi mật, tuyến tụy, tim mạch...

Giảm men gan: Dạng này ít gặp hơn và thường liên quan đến suy giảm chức năng gan nặng.

Rối loạn men gan không phải là một bệnh lý riêng biệt, mà là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các biểu hiện liên quan đến bệnh lý về gan thường không rõ ràng, và đa số được phát hiện khi đi xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tốt nhất. .

Rối loạn men gan là gì

Những chỉ số men gan quan trọng

Có bốn loại men gan chính đóng vai trò quan trọng trong các xét nghiệm về gan bao gồm:

  • AST (Aspartate Aminotransferase), còn được gọi là SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase): Thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, tim, não, thận, tụy và cơ vân. Mức độ tăng của AST thường liên quan đến tổn thương của các cơ quan này, nhưng đặc biệt là gan và tim.
  •  ALT (Alanine Aminotransferase), còn được gọi là SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase): Được tìm thấy chủ yếu trong tế bào gan, và một số ít cũng có thể được tìm thấy trong tim và cơ vân. Mức độ tăng của ALT thường được coi là một chỉ báo cho tổn thương gan.
  • ALP (Alkaline Phosphatase), còn được gọi là men kiềm: Thường được tìm thấy trong màng tế bào gan và trong các mô xương. Mức độ tăng của ALP thường liên quan đến vấn đề về gan và xương.
  • GGT (Gamma-glutamyltransferase): Thường được tìm thấy trong màng tế bào của ống mật. Mức độ tăng của GGT thường được sử dụng để xác định các vấn đề liên quan đến gan và ống mật.

chi-so-men-gan-la-gi

Nguyên nhân gây rối loạn men gan

Dựa vào biểu hiện của men gan tăng hay giảm, mà nguyên nhân gây rối loạn men gan cũng khác nhau:

Men gan tăng

Rối loạn men gan thường đi kèm với sự tăng men gan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, viêm gan do virus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tăng men gan. Viêm gan virus có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, khiến cho men gan cao hơn bình thường. Chỉ số men gan thường tăng lên rất cao khi gan bị tổn thương nặng.

Sự sử dụng rượu và bia cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tăng men gan. Đặc biệt, các loại rượu tự nấu hoặc tự pha thường chứa nhiều chất độc hại có thể gây tổn thương nặng hoặc hủy hoại tế bào gan. Tăng men gan do rượu bia thường được biểu hiện qua sự tăng chỉ số men gan AST. Chỉ số này sẽ tăng gấp đôi đến mười lần so với mức bình thường, trong khi ALT lại tăng ít hơn.

Men gan tăng cũng có thể là kết quả của bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét gây ra, đặc biệt là trong trường hợp của sốt rét ác tính. Loại sốt rét này có thể ảnh hưởng mạnh đến gan và thận. Ngoài ra, một số bệnh khác như viêm dạ dày cấp, viêm tụy cấp và mãn tính, viêm túi mật, viêm đường mật, sởi, sỏi đường mật, tắc đường mật do giun, teo đường mật bẩm sinh, áp xe gan cũng có thể gây ra tăng men gan.

Tế bào Kupffer cũng có thể góp phần vào tình trạng men gan tăng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tế bào Kupffer bị kích hoạt trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chất độc như thực phẩm ô nhiễm hoặc rượu bia, chúng có thể tiết ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β... Những chất này có thể gây tổn thương cho các tế bào gan, góp phần vào sự phát triển của viêm gan, suy gan và rối loạn men gan.

nguyen-nhan-gay-roi-loan-men-gan

Men gan giảm

Men gan có thể giảm do sử dụng các loại thuốc hạ men gan không rõ nguồn gốc. Các kết quả xét nghiệm sau khi sử dụng thuốc thường cho thấy men gan giảm. Tuy nhiên, thực tế là gan đã bị tổn thương nghiêm trọng hoặc các tế bào gan đã bị hủy hoại hoàn toàn và không thể sản xuất men gan đủ để giải phóng vào máu. Tình trạng này xảy ra khiến người bệnh mơ hồ, không tìm kiếm giải pháp phục hồi đầy đủ, dẫn đến bệnh trở nên nặng hơn theo thời gian.

Ngoài ra, nếu rối loạn men gan dẫn đến giảm men gan đột ngột có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang chuyển sang giai đoạn cấp tính. Ví dụ, trường hợp của bệnh nhân mắc viêm gan kèm theo hội chứng ure huyết cao, việc men gan giảm có thể là kết quả của sự chuyển hóa nhanh chóng, không phải là dấu hiệu của sự phục hồi. Hoặc ở bệnh nhân tiến hành chạy thận nhân tạo định kỳ, việc lọc máu liên tục khiến men gan bị loại bỏ ra khỏi cơ thể, trong khi tế bào gan vẫn tiếp tục bị hủy hoại nặng nề.

Cách xử lý rối loạn men gan tại nhà

  • Ngừng sử dụng rượu bia, và nếu có thể, hãy loại bỏ hoàn toàn thói quen uống rượu.
  • Thăm khám tại các bệnh viện uy tín, và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động nặng nhọc để giữ cơ thể được thoải mái.
  • Bổ sung dinh dưỡng đúng cách và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối.
  • Không tự y mua thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là tránh các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc có thể gây hại đến tế bào gan.
  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và nhận được phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tránh quá mức lo lắng để không ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tổng thể, cũng như nguy cơ mắc phải các bệnh khác như rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh tim mạch.
  • Không chủ quan và thường xuyên thăm khám theo định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu.
  • Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa để kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, giúp tế bào gan bị tổn thương có thể phục hồi chức năng một cách hiệu quả.
  • Sử dụng sản phẩm bổ gan Sulforaphane Kagome để hỗ trợ bảo vệ tế bào gan luôn khỏe mạnh

an-gi-tot-cho-gan

Rối loạn men gan có gây nguy hiểm không?

Rối loạn men gan là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan. Nó chỉ nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và không thể khôi phục của tế bào gan. Do đó, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên, thăm khám và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu của rối loạn men gan là rất quan trọng để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin từ bài viết “Rối loạn men gan có gây nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan” được chia sẻ bởi viên uống khỏe gan Sulforaphane Kagome. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang fanpage của Sulforaphane Kagome để cập nhật thông tin giá trị về sức khỏe.

Bài trước Bài sau