Xem thêm:
- Bông Cải Xanh Kỵ Với Gì? Ai Không Nên Ăn Bông Cải Xanh? – Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản
- Tầm soát ung thư gan cần làm những xét nghiệm gì? – Sulforaphane Kagome
- Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tại nhà
Tổng quan về bệnh ung thư gan
Theo số liệu thống kê từ GLOBOCAN năm 2020, ung thư gan đứng thứ 6 trong 10 loại ung thư thường gặp. Việt Nam là quốc gia đứng đầu về số ca mắc mới và tử vong do ung thư gan mỗi năm.
Ung thư gan có hai loại: nguyên phát (hình thành từ tế bào gan) và thứ phát (có nguồn gốc từ các bộ phận khác lan đến gan). Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư gan, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn cao hơn trẻ em, đặc biệt là nam giới trung niên trở lên.
Nguyên nhân gây ung thư gan
Hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây ung thư gan chưa được xác định, nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sự hình thành khối u ở gan cần được lưu ý:
- Người có tiền sử mắc bệnh gan, đặc biệt là xơ gan, viêm gan B, C,...
- Bệnh nhân thừa cân, béo phì, tiểu đường, mỡ máu,...
- Những người nghiện rượu, thuốc lá hoặc thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích,...
- Người sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
- Một số loại thực phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc chứa aflatoxin cũng tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Dấu hiệu nhận biết ung thư gan
Hầu hết các trường hợp ung thư gan giai đoạn đầu rất khó phát hiện do bệnh diễn biến âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, nếu may mắn phát hiện ung thư gan ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm ung thư gan bao gồm:
- Da sạm màu hơn so với bình thường.
- Thường xuyên đau vùng bụng phía trên bên phải.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu,…
Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng ung thư gan trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, quá trình điều trị cần được tiến hành đúng cách và càng sớm càng tốt để làm chậm sự phát triển và di căn của khối u. Nếu tế bào ung thư phát triển nhanh, người bệnh có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u bên trong cơ thể. Bệnh nhân có thể bị đau hạ sườn bên phải do khối u chèn ép lên cơ quan.
Đến giai đoạn cuối, người bệnh có thể thấy rõ những triệu chứng của ung thư như ngứa ngáy ngoài da, da và niêm mạc màu vàng như nghệ, cơ thể thiếu sức sống, gầy gò, xanh xao, bụng chướng to, nôn mửa liên tục,… Trường hợp di căn, tùy theo từng vị trí bị ảnh hưởng mà triệu chứng có thể khác nhau.
Chẩn đoán và điều trị ung thư gan giai đoạn cuối
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư gan, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ có thể chỉ định các kiểm tra sau:
- Xét nghiệm: Xét nghiệm máu, nước tiểu để đánh giá chức năng gan, thận, tuần hoàn, tình trạng đông máu, viêm gan do virus, AFP,…
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, siêu âm đàn hồi mô, X-quang ngực, chụp CT Scan, chụp cộng hưởng từ,…
- Sinh thiết: Thường được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Đối với giai đoạn cuối, sinh thiết chủ yếu để tìm các đột biến gen tại khối u, từ đó tìm cơ hội điều trị khác.
Điều trị
Phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Thường thì bệnh nhân sẽ được chỉ định hóa trị, xạ trị và điều trị giảm nhẹ. Đồng thời, người bệnh cần điều trị hỗ trợ với những biện pháp sau:
- Giảm đau: Bác sĩ có thể kê toa paracetamol, thuốc thuộc nhóm opioids,… để giảm đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện tình trạng sức khỏe, tránh suy kiệt do ăn uống kém, nôn ói,… Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
- Điều trị biến chứng: Những trường hợp chướng bụng có thể chọc hút dịch hoặc dẫn lưu để giảm áp lực, điều trị xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản - dạ dày,…
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cần động viên tinh thần người bệnh. Điều này đóng vai trò rất quan trọng để người bệnh giữ vững niềm tin, sống vui vẻ hơn, giúp kéo dài thời gian sống.
Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Khi nhận kết quả chẩn đoán, nhiều người thường thắc mắc ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu. Giai đoạn cuối là giai đoạn nghiêm trọng nhất của ung thư gan, khi khối u đã xâm lấn sang nhiều cơ quan khác và gây tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe chung: Tuổi tác, các bệnh lý nền khác (như xơ gan, tiểu đường) và khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể đều ảnh hưởng đến tiên lượng.
- Mức độ lan rộng của ung thư: Ung thư đã di căn đến các cơ quan khác hay chưa, và nếu có thì ở mức độ nào.
- Phương pháp điều trị: Các lựa chọn điều trị như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích, phẫu thuật (nếu có thể) đều có tác động khác nhau.
- Đáp ứng với điều trị: Cơ thể mỗi người phản ứng với điều trị khác nhau, có người đáp ứng tốt, có người không.
- Chăm sóc hỗ trợ: Chế độ dinh dưỡng, vận động, tinh thần và sự hỗ trợ từ gia đình, người thân cũng góp phần quan trọng.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối khoảng 11% nếu ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc mô lân cận. Trong trường hợp khối u di căn đến phổi, xương hoặc nhiều cơ quan khác, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn dưới 3%.Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu thống kê chung, trường hợp cụ thể có thể khác biệt.
Chấp nhận chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối không phải là điều dễ dàng với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời có chế độ chăm sóc tốt và tinh thần lạc quan, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ được cải thiện hơn trong những ngày cuối đời.