Phản ứng phụ sau khi tiêm phòng viêm gan B

Phản ứng phụ sau khi tiêm phòng viêm gan B

Vắc xin viêm gan B đã đẩy lùi được một căn bệnh hết sức nguy hiểm và có sức lây lan nhanh. Trẻ em được khuyến cáo tiêm phòng viêm gan B ngay sau sinh trong vòng 24h. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại vắc xin nào khác, vắc xin ngừa virus viêm gan B cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, cùng Kagome Sulforaphane tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B?

Viêm gan B là một bệnh lây truyền mạnh do virus HBV gây ra. Virus HBV gây suy yếu chức năng gan, viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan. Sức mạnh lây nhiễm của HBV cao hơn 100 lần so với HIV và cũng là nguyên nhân số 2 gây ung thư sau thuốc lá.

Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới có hơn 2 tỷ ca viêm gan B, trong đó 400 triệu người đã bước vào giai đoạn mãn tính. Mỗi năm số ca tử vong vì các bệnh lý liên quan đến virus viêm gan B lên tới 1 triệu người.

Ở Việt Nam, cứ 8 người thì có 1 người mắc viêm gan B mãn tính. Nước ta được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh về gan rất cao so với các quốc gia khác trên thế giới.

Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B

Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B

Vắc xin viêm gan B có tác dụng như thế nào?

Năm 1982, vắc xin viêm gan B ra đời đã giúp con người khống chế được sự lây nhiễm của viêm gan B. Những người không được tiêm vắc xin viêm gan B có khả năng mắc ung thư gan cao gấp 3 lần so với những người được tiêm vắc xin.

Vì vậy, đây còn được coi là vắc xin có khả năng ngừa ung thư đầu tiên trên thế giới (sau này có vắc xin ngừa HPV - tác nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới). Vì vậy, việc tiêm phòng viêm gan B là vô cùng quan trọng, có tác dụng ngăn ngừa viêm gan B và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Vắc xin viêm gan B

Vắc xin viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B khi nào?

Với trẻ em

Hiện nay, trẻ sơ sinh được khuyến cáo tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 ngay sau sinh trong vòng 24h.

Với các trường hợp bé có mẹ bị viêm gan B sẽ được tiêm thêm mũi kháng thể trong vòng 24h sau sinh. Sau đó, trẻ tiếp tục được khuyến cáo tiêm nhắc lại sau 1 tháng, 2 tháng và 1 năm.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Với người lớn

Người trưởng thành cần làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể và virus viêm gan B đã có trong cơ thể hay chưa mới nên quyết định tiêm. Họ sẽ được tiêm trong trường hợp cơ thể chưa nhiễm virus viêm gan B và không có kháng thể. 

Cơ thể người trưởng thành chỉ cần tiêm nhắc lại sau lần tiêm đầu tiên 2 lần: một lần sau 1 tháng và 1 lần sau 6 tháng. Các bác sĩ khuyến cáo sau 5-10 năm nên tiêm nhắc lại vì nồng độ kháng thể sẽ giảm.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về viêm gan B. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin có nhiều người đã gặp các phản ứng phụ. Hãy úng tìm hiểu các phản ứng dưới đây để chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng trước khi tiêm vắc xin nhé.

Tiêm phòng viêm gan B với người trưởng thành

Tiêm phòng viêm gan B với người trưởng thành

Phản ứng phụ khi tiêm viêm gan B:

Hiện tại để thực hiện công tác phòng chống viêm gan B, có 2 loại vắc xin được sử dụng là vắc xin Engerix B và vắc xin Euvax B. Các tác dụng phụ ở từng loại vắc xin sẽ biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

Vắc xin Engerix B:

  • Được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn

  • Một số phản ứng phụ không mong muốn của loại vắc xin này:

    • Giảm tiểu cầu trong máu, trường hợp hiếm có gây bệnh hạch bạch huyết

    • Sưng, đau tại chỗ tiêm, có thể bị sốt

    • Chán ăn, ăn không ngon miệng

    • Dễ stress, căng thẳng

    • Về tiêu hóa, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,..

    • Dễ đau đầu, rối loạn giấc ngủ, có thể dẫn đến một số tổn thương thần kinh như viêm dây thần kinh, viêm não, viêm màng não (do ký sinh trùng gây ra)

    • Ngứa ở da, phát ban

    • Đau cơ, đau khớp

    • Hạ huyết áp, dị ứng

Vắc-xin Euvax B 

  • Cũng được chỉ định dùng cho cả trẻ em và người lớn

  • Dưới đây là các tác dụng phụ có thể gặp:

    • Bạn có thể gặp sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm, nhưng đây chỉ là các phản ứng thông thường và có thể tự hết.

    • Trong các trường hợp hiếm gặp, người tiêm vắc xin có thể gặp sốt cao, cơ thể suy nhược, đau cơ và khớp, da nổi đỏ.

    • Trong các trường hợp cực kỳ hiếm gặp, dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng dẫn đến viêm dây thần kinh, liệt mặt… Các biểu hiện này chưa được các chuyên gia kết luận do chưa đủ chứng cứ.

Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B và gặp các phản ứng phụ cần thông báo với đơn vị tiêm chủng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lưu ý với tác dụng phụ sau tiêm:

  • Mỗi người cần nắm rõ tiến độ tiêm ngừa viêm gan B của mình để được tiêm theo đúng lộ trình, tránh tiêm quá nhiều không cần thiết

  • Sau tiêm 30 phút cần ở lại đơn vị tiêm chủng để theo dõi tình trạng sức khỏe và đặc biệt lưu ý về sức khỏe bản thân trong vòng 24h sau tiêm

  • Với trẻ sơ sinh có thể quấy khóc, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn và quan tâm nhiều tới bé. Trong trường hợp các phản ứng xuất hiện kéo dài hơn một ngày (sốt, quấy khóc, ít bú, khó thở, tím tái,..) cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra

  • Tránh các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá để không gặp tình huống không mong muốn

Kết luận: 

Phản ứng phụ chỉ là trường hợp có thể xảy ra khi đi tiêm phòng viêm gan B. Bạn có thể tham khảo và chuẩn bị trước cho mình một sức khỏe tốt cũng như tinh thần thoải mái trước khi tiêm nhé!

Bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe sulforaphne: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane

Bài trước Bài sau