“Dấu hiệu của bệnh gan là gì?” Những biểu hiện thường gặp của bệnh gan

“Dấu hiệu của bệnh gan là gì?” Những biểu hiện thường gặp của bệnh gan

Dấu hiệu của bệnh gan là gì? Đây không còn là câu hỏi quá lạ lẫm hiện nay, do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà bệnh lý này ngày càng phổ biến. Vậy căn bệnh gan mãn tính này có những biểu hiện gì nên chú ý?

Bệnh gan là gì?

Bệnh gan là gì

Bệnh gan là một trong những căn bệnh thường gặp ở các đối tượng tuổi trung niên hoặc về già. Bệnh gan được hình thành do các yếu tố chủ quan và khách quan.

  • Chủ quan: Người bệnh đã dung nạp quá nhiều các chất độc hại trong một thời gian dài với tần suất cao. Ví dụ: Sử dụng rượu bia quá nhiều…
  • Khách quan: Có thể xuất phát từ môi trường sống, do các nguồn cung ứng vào cơ thể có chứa chất độc hại, được đưa vào cơ thể mỗi ngày. Khi các chất độc hại đó được dung nạp và tích tụ lại, không được đưa ra môi trường ngoài là nguyên nhân gây nên các bệnh về gan.
  • Do gen di truyền: Do di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

Theo nghiên cứu, gan là cơ quan thực hiện khoảng 500 chức năng cho hoạt động sống của cơ thể , khi gan rơi vào tình trạng tổn thương thì đồng nghĩa với việc giảm đi hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác. Khi đó, cơ thể của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Xem thêm về bệnh gan nhiễm mỡ tại: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/benh-gan-nhiem-mo-la-gi-dung-thuc-pham-nao-khi-mac-gan-nhiem-mo

Dưới đây là một số bệnh gan phổ biến và thường gặp nhất hiện nay:

  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
  • Viêm gan C
  • Viêm gan D
  • Viêm gan E
  • Gan nhiễm mỡ
  • Xơ gan
  • Suy gan
  • Ung thư gan

Các dấu hiệu của bệnh gan

Các dấu hiệu của bệnh gan

 

Đối với từng loại bệnh sẽ có các dấu hiệu của bệnh gan khác nhau, tuy nhiên dưới đấy là một số dấu hiệu điển hình của người bệnh mà bạn nên chú ý:

  •  Xuất hiện tình trạng vàng da

Đây là triệu chứng thường xuất hiện đối với người có nguy cơ mắc các bệnh về gan. Do khi đó nồng độ Bilirubin tồn đọng trong máu, khiến gan bị tổn thương, gây tình trạng vàng da. Thậm chí, còn xuất hiện tình trạng cả niêm mạc mắt, móng tay cũng bị vàng.

  • Xuất hiện các quầng thâm ở mắt

Gan tổn thương sẽ dẫn tới sự hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Do đó, cơ thể luôn trong trạng thái bất ổn định, mệt mỏi, khó chịu.

  • Màu phân và nước tiểu khác thường

Các chức năng gan không còn hoạt động mạnh mẽ như trước, cơ chế làm việc bị thay đổi, mất đi chức năng thải độc vốn có. Khi đó, các độc tố không được thải ra ngoài sẽ xuống thận, khiến cho màu phân bạc hơn và nước tiểu có màu vàng đậm, rất khác thường.

  • Xuất hiện mùi khó chịu trong hơi thở

Khi gan chịu tổn thương, tình trạng khô miệng sẽ xuất hiện, các ammonia lần lượt được sản sinh sẽ tác động tới hơi thở, gây ra hôi miệng kéo dài, hơi thở gây mùi rất khó chịu.

  • Da nổi mẩn đỏ

Đây là một tình trạng rất phổ biến đối với các bệnh nhân gan. Thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Có thể là một vùng lớn hoặc thậm chí là toàn cơ thể.

Biểu hiện này sẽ xuất hiện thời gian ngắn với những người mới phát tác bệnh khiến họ lầm tưởng là dị ứng thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh nặng hơn, tình trạng này sẽ kéo dài lâu hơn.

  • Chướng bụng

Khi gan bị tổn thương, sẽ có thể nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh là nguyên nhân gây nên tình trạng bụng trương, phình to, khác thường. Tình trạng này khiến cơ thể khó chịu, bức bối, thậm chí xuất hiện cảm giác buồn nôn.

Nếu xuất hiện trong thời gian dài mà không có sự điều trị kịp thời của bác sĩ sẽ dẫn tới các biến chứng nặng về gan.

  • Đau bụng

Tình trạng này thường xuất hiện khiến người bệnh đau ở phía hạ sườn phải. Mật ở gan tiết ra với lượng thấp đến rất thấp và không thể đẩy ra ngoài túi mật. Do vậy, sẽ xuất hiện trạng thái đau quặn, khó chịu.

Khi gặp tình trạng như vậy cần có sự hỗ trợ kịp thời của những người có chuyên môn, tránh lầm tưởng là đau bụng thông thường.

  • Mệt mỏi kéo dài

Do gan là cơ quan quan trọng. chức năng gan tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể, khi gan bị tổn thương đồng nghĩa với chức năng hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, cơ thể có thể rơi vào trạng thái rối loạn, gây nên cảm giác mệt mỏi kéo dài.

  • Xuất hiện các mạch máu dưới da. gây bầm tím

Theo nghiên cứu, khi gan bị nhiễm bệnh sẽ khiến cho cơ chế làm sạch máu không còn hoạt động hiệu quả. Khi đó, cũng sẽ xuất hiện sự đông máu không cần thiết dưới bề mặt da khiến da xuất hiện các mảng tím tái. Đồng thới, sắc tố da cũng thay đổi, nhạy cảm và dễ tổn thương hơn trước.

Cách phòng tránh bệnh gan

Cách phòng tránh bệnh gan

 

Bệnh gan không phải là căn bệnh thông thường có thể dễ dàng chữa khỏi, tránh tình trạng khi đã xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gan mới chữa trị. Nên có một số cơ chế với những giải pháp hợp lý để phòng tránh tốt căn bệnh này:

  • Không sử dụng quá nhiều bia rượu

Trong bia rượu thường chứa nồng độ cồn lớn, nồng độ cồn khi tiếp nạp vào cơ thể quá nhiều khiến cho các chất gây viêm hoạt động mạnh mẽ dẫn tới nhiễm độc gan. Vì thế, không nên uống bia rượu nhiều, trong thời gian dài.

  • Nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc chữa bệnh

Trong một số loại thuốc điển hình có chứa các thành phần khi sử dụng quá liều hoặc sai cách sẽ gây ra tổn thương gan như: Thuốc giảm đau, thuốc điều trị HIV, thuốc allopurinol…

  • Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh gan có khả năng lây nhiễm trong không gian

Có nhiều loại bệnh gan, là các bệnh do các loại vi rút gây nên, tốc độ phát tán, lây lan rất nhanh, bất kỳ đối tượng hay lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh. Do vậy nên chú ý: Biết được môi trường có khả năng lây nhiễm và tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh.

 Ngoài ra, nên chú ý những điều sau đây, để bảo vệ sức khoẻ gan thật tốt:

  •  Tiêm phòng với những chủng bệnh đã có vắc xin như: Vắc xin ngừa viêm gan B
  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, theo một chế độ khoa học, bổ sung một số hoạt chất như Sulforaphane.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tránh phát hiện bệnh quá muộn
  • Sử dụng các loại dược phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có chứng chỉ và cấp phép của bộ y tế đặc biệt dược phẩm chứa Sulforaphane
Bài trước Bài sau