Cách tăng cường hệ miễn dịch chống chọi với bệnh tật

Cách tăng cường hệ miễn dịch chống chọi với bệnh tật

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch được coi là việc quan trọng cần làm mỗi ngày. Khi hàng rào bảo vệ cơ thể được củng cố sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc nhiễm trùng và các bệnh lý nguy hiểm khác. Bài viết này Kagome Sulforaphane sẽ giúp bạn biết thêm nhiều cách tăng cường hệ miễn dịch.

1. Bổ sung bằng chế độ ăn uống

Khoai lang

Đây là một món ăn được yêu thích vào mùa thu, đông vì có nhiều vitamin A và C. Khoai lang là thực phẩm hữu hiệu để tiêu diệt vi khuẩn và virus.

Nghệ

Nghệ xuất hiện dưới dạng củ tươi hoặc bột màu vàng sáng, thường được sử dụng trong các món cà ri châu Á. Nghệ có tác dụng chống virus, do hàm lượng chất curcumin trong gia vị này giúp giảm viêm, chống lại các gốc tự do.

Rau chân vịt

Rau chân vịt là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, đặc biệt là beta-carotene, có khả năng chống nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng folate, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ngoài việc trộn rau chân vịt làm món salad, bạn có thể cho một ít vào sinh tố.

Sữa chua

Sữa chua có men vi sinh giúp ích cho sức khỏe đường ruột nhờ bổ sung lợi khuẩn, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhưng khi ăn sữa chua, bạn cần xem lượng đường có trong đó. Sữa chua Hy Lạp luôn là sự lựa chọn tốt, có thể ăn kèm nho khô.

Hạnh nhân

Nhai hạnh nhân cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Hạnh nhân chứa vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chỉ cần ăn một khẩu phần nửa cốc (hoặc khoảng 40 quả hạnh nhân) cung cấp cho bạn lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

Hạt hướng dương

Giống như hạnh nhân, hạt hướng dương cũng là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, có tác dụng chống nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, hạt hướng dương còn chứa vitamin selen, kích hoạt hệ thống miễn dịch khi có mầm bệnh xâm nhập, báo cho hệ thống miễn dịch biết khi nào nên hoạt động chậm lại, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm mãn tính.

Cá chứa nhiều chất béo omega-3, giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt. Một số gợi ý cho bạn là cá ngừ Albacore, cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi.

Tuy nhiên, một số loại cá có chứa thủy ngân, các chất gây ô nhiễm khác có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ em. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cha mẹ có con nhỏ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn cá.

Trái cây họ cam quýt

Vitamin C, có thể ngăn ngừa hoặc rút ngắn thời gian nhiễm trùng bằng cách thúc đẩy chức năng tế bào miễn dịch, có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây họ cam quýt như: cam, chanh, bưởi.

che-do- an-uong

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ chống lại ung thư. Nó được coi là một yếu tố quan trọng để duy trì một hệ miễn dịch mạnh mẽ. Đối với nhiều người bị ung thư, việc tập luyện nhẹ là cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch của họ. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để xác định tần suất và loại tập thể dục phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của họ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập thể dục không phải lúc nào cũng là lựa chọn thích hợp. Dưới đây là những trường hợp mà bạn nên tránh tập thể dục:

  1. Thiếu máu: Nếu bạn có ít tế bào hồng cầu trong cơ thể (hiện tượng gọi là thiếu máu), thì tập thể dục có thể gây căng thẳng cho hệ tim mạch và không nên thực hiện một cách quá mức.

  2. Mệt mỏi cực độ: Khi bạn trải qua mệt mỏi cực độ do liệu pháp hay tác động của bệnh, bạn cần thời gian để phục hồi. Trong giai đoạn này, tập thể dục nặng có thể gây hại.

  3. Sự mất điều hoà vận động hoặc phối hợp cơ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì sự điều hoà vận động hoặc phối hợp cơ do bất kỳ nguyên nhân gì, thì tập thể dục có thể là nguy cơ cho chấn thương.

  4. Số lượng tế bào bạch cầu thấp: Nếu bạn có ít tế bào bạch cầu trong cơ thể (hiện tượng gọi là bạch cầu thiếu), thì tập thể dục có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và không nên thực hiện trong tình trạng này.

tap-the-duc

 

3. Ngủ đúng giờ

Chăm sóc giấc ngủ hàng ngày rất quan trọng, đặc biệt đối với sức kháng của người mắc bệnh ung thư. Chuyên gia khuyên rằng người bệnh ung thư nên thiết lập mục tiêu ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc zzzzz, hãy xem xét các biện pháp sau đây:

  1. Tuân thủ thời gian ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ hàng ngày.
  2. Hãy tránh việc đi ngủ khi bạn quá no hoặc quá đói.
  3. Làm một buổi tắm rửa hoặc viết nhật ký trước khi đi ngủ để làm dịu tâm hồn và tạo cảm giác thoải mái.
  4. Đảm bảo rằng không gian nơi bạn ngủ hoặc nghỉ ngơi sẽ tối, thoáng mát và không có tiếng ồn để giúp bạn thư giãn hơn.

ngu-dung-gio

 

4. Hạn chế tối đa tiếp xúc với những người mắc bệnh

Một trong những cách bảo vệ hệ miễn dịch cho bệnh nhân ung thư là cố gắng tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm, sốt hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Nếu trong gia đình có người bị ốm, bệnh nhân ung thư cần:

  • Tránh dành thời gian quá lâu ở chung phòng với họ.
  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với họ, ví dụ như khăn tắm hoặc gối.
  • Rửa sạch bất kỳ đồ vật hoặc bề mặt nào mà họ đã chạm vào.
  • Thường xuyên rửa tay với nước hoặc xà phòng.

Không những vậy, bạn cũng nên tránh ở nơi đông người. Một số người trong đám đông có khả năng bị nhiễm vi rút hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

5. Tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm

Tiêm phòng cúm hàng năm có thể giúp bệnh nhân ung thư ngăn ngừa nguy cơ mắc cúm – một căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm tốt để tiêm phòng cúm trong năm. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cần tránh sử dụng loại vắc – xin cúm dạng phun sương xịt mũi.

Ngoài ra, một số loại vắc – xin cũng có thể không an toàn cho những bệnh nhân đang bị suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại vắc – xin an toàn nhất.

tang-cuong-he-mien-dich

Tác động của liệu pháp tăng cường miễn dịch tới việc điều trị ung thư

  • Tăng hiệu quả điều trị ung thư: Bằng việc tăng cường miễn dịch tế bào để tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt hơn với quá trình điều trị. Liệu pháp này góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ung thư lên 21-31% khi phối hợp với các biện pháp điều trị kinh điển khác như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật (nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân ung thư tại Viện Liệu pháp sinh học Nhật Bản có sử dụng liệu pháp này). Liệu pháp miễn dịch tự thân có thể kết hợp với tất cả các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật,...
  • Giúp giảm mệt mỏi mãn tính ở người bệnh ung thư.
  • Giúp những người bệnh đã kết thúc điều trị bệnh ung thư giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như cúm, viêm phổi, viêm họng, nhiễm nấm...
Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chăm sóc sức khỏe Kagome Sulforaphane với hoạt chất sulforphane, giúp chống lại các tác nhân bên ngoài, phòng chống ung thư. 
Bài trước Bài sau