Sulforaphane và những công dụng nổi bật đối với sức khỏe
- Người viết: Đặng Duyên lúc
- Tin tức về Sulforaphane
Sulforaphane đang dần nổi lên như một phương thức mới trong việc tăng cường và cải thiện sức khỏe. Vậy rốt cuộc Sulforaphane là gì? Sulforaphane có ở đâu? Chúng có thật sự mang lại những công dụng tích cực cho con người không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Sulforaphane.
Tìm hiểu chung về hợp chất Sulforaphane
Sulforaphane (SFN) là một loại hợp chất thực vật (phytochemical) tự nhiên có sẵn trong một số loại rau nhất định điển hình là trong súp lơ xanh và các loại cây họ cải khác. Gần đây, SFN đang trở thành một trong những “hợp chất vàng” đối với sức khỏe con người.
Quá trình nghiên cứu và phát hiện Sulforaphane
Bạn có thể chỉ mới biết đến hoạt chất này trong thời gian gần đây nhưng thực ra Sulforaphane đã có một khối lượng nghiên cứu đồ sộ, chứng minh nhiều công dụng của nó đối với cơ thể.
Nghiên cứu đầu tiên và cũng là nghiên cứu nổi bật nhất về SFN là do Giáo sư Paul Talalay thực hiện cách đây tầm 56 năm trước. Ông đã phát hiện thành công khả năng ngăn ngừa ung thư của SFN và được vinh danh là “1 trong 100 phát hiện nổi bật của thế kỉ 20”.
Sau phát hiện của Paul Talalay, SFN đã nhận được nhiều sự chú ý hơn bao giờ hết. Thậm chí việc ăn mầm bông cải có chứa Sulforaphane đã trở thành một cơn sốt đối với người dân nước Mỹ trong những năm 2000.
Hiện nay, số lượng bài nghiên cứu về SFN vẫn đang tăng lên hàng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều công dụng của Sulforaphane đối với cơ thể người được khai phá, dần chứng minh rằng SFN là một “hoạt chất vàng” đối với cơ thể.
Cơ thể con người hấp thụ SFN như thế nào?
Sulforaphane có sẵn ở trong các loại rau họ cải tuy nhiên chúng chỉ tồn tại dưới dạng tiền chất Glucoraphanin (SGS). Khi bạn ăn các loại rau này, quá trình nhai và nuốt sẽ tạo ra một phản ứng lên men giữa Glucosinolate và Myrosinase, từ đó sản sinh ra SFN.
Sau khi SFN kích hoạt và sản sinh, chúng sẽ được đưa tới các mạch máu và nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Từ đó, SFN sẽ thực hiện một số công dụng của nó với cơ thể con người nhằm bảo vệ các cơ quan và giải độc.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiện đang có tới 132 loại rau họ cải chứa Glucosinolate có thể sản sinh Sulforaphane. Tuy cùng là họ cải nhưng tuỳ vào chủng loại mà hàm lượng Glucosinolate sẽ khác nhau. Ví dụ như SFN thì có nhiều trong súp lơ xanh hoặc cải xoăn, còn trong củ cải, bắp cải sẽ có nhiều Sinigrin hay Glucoraphenin, những chất này đều là Glucosinolate nhưng có cấu tạo khác với SFN.
Các lợi ích của Sulforaphane đối với cơ thể
Các lợi ích sức khỏe của Sulforaphane đối với cơ thể con người đã được dày công nghiên cứu qua nhiều năm. Vậy hãy cùng khám phá kỹ hơn một số tác dụng bật của hợp chất này nhé.
Giải độc cơ thể
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bị tác động bởi vô số chất hoá học độc hại từ bên ngoài môi trường. Vì thế cơ thể đã thích ứng bằng rất nhiều loại men để chuyển đổi những chất độc hại này trở thành vô hại, tránh gây ra những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng cho con người.
Đặc biệt hơn, Sulforaphane được cho là có thể thúc đẩy sự sản sinh của những loại men này một cách mạnh mẽ hơn trong cơ thể. Một số chất độc hại mà SFN có thể chuyển hóa và giải độc bao gồm:
Độc tố nấm mốc trong các loại quả hạt (Aflatoxin)
Khói thuốc lá (Benzopyrene)
Khói từ cháy hoặc thuốc lá (Heterocyclic amine)
Chất độc môi trường (benzene, Acrolein)
Kim loại nặng ( thuỷ ngân, cadimi)
Rượu bia (Acetaldehyde)
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay vì một khi đã mắc thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất thấp. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến nghị nên phòng chống ung thư từ sớm để tránh những mối nguy hại sau này.
Sulforaphane đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú,...Nguyên nhân là do Sulforaphane giúp thanh lọc cơ thể, bảo vệ và cải thiện chức năng của các cơ quan, giảm viêm và ngăn ngừa oxy hóa mạnh mẽ.
Thậm chí các nghiên cứu còn cho thấy hoạt chất Sulforaphane có thể ức chế sự hình thành, phân chia và di căn của các khối u ác tính. Phát hiện này có thể mang lại nhiều hy vọng hơn cho nền y học và cho các bệnh nhân ung thư nói riêng.
Cải thiện chức năng gan
Gan là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Sulforaphane được cho là cải thiện chức năng gan (ngăn ngừa tổn thương) bằng cách tăng cường cơ chế bảo vệ của gan như giải độc, chống oxy hóa và chống viêm.
Báo cáo y khoa đầu tiên trên thế giới về công dụng của Sulforaphane đối với gan được thực hiện và nghiên cứu bởi Kagome cùng đại học Tokai. Nghiên cứu sử dụng sản phẩm TPCN SFN cho nhóm người có vấn đề về gan (SGS 30mg) và sử dụng giả dược cho nhóm còn lại. Sau đó sẽ đo lường chỉ số men gan ALT và γ-GTP - hai chỉ số quan trọng để phản ánh sức khỏe gan.
Sau 2 tháng thực hiện, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm sử dụng TPCN SF có mức ALT và γ-GTP giảm đáng kể. Mặt khác, không có thay đổi đáng kể nào được quan sát thấy trong nhóm dùng giả dược. Điều này đồng nghĩa với việc SFN đã cải thiện phần nào sức khỏe lá gan.
Tìm hiểu thêm về tác dụng của Sulforaphane đối với gan tại: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/cac-cong-dung-cua-sulforaphane-trong-viec-tang-cuong-suc-khoe-gan
Diệt vi khuẩn HP để bảo vệ dạ dày
HP là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày của con người và được cho là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Báo cáo cho rằng có khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm khuẩn HP.
Nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ bông cải xanh có SFN khiến kết quả HpSA giảm đáng kể (HpSA là một kháng nguyên trong Helicobacter pylori, với giá trị này càng lớn thì số lượng HP bị nhiễm càng cao). Kết quả này cho thấy SFN được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và loại bỏ khuẩn HP trong dạ dày.
Một số công dụng SFN khác
Điều trị một số triệu chứng của bệnh tự kỷ
Bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
Có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương não
Có thể cải thiện tình trạng táo bón
Làm thế nào để hấp thụ Sulforaphane tăng cường chức năng gan
Ăn các loại thực phẩm chứa SFN
Sulforaphane có thể được hấp thụ một cách tự nhiên từ nhiều loại rau họ cải khác nhau. Những loại rau này không chỉ cung cấp Sulforaphane mà còn nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng khác. Để tăng lượng SFN, hãy sử dụng các loại rau sau đây trong chế độ ăn uống của bạn:
- Cải xoăn, 34 gram (½ cốc) khẩu phần: 34 mg glucosinolate
- Bok Choy, 70 gram (½ cốc) khẩu phần: 19 mg glucosinolate
- Bắp cải đỏ, 45 gram (½ chén) khẩu phần: 29 mg glucosinolate
- Brussels Sprouts, 44 gram (½ cốc) khẩu phần: 104 mg glucosinolate
- Cải xoong, 25 gram (½ cốc) khẩu phần: 98 mg glucosinolate
- Súp lơ trắng, 50 gram (½ cốc) khẩu phần: 22 mg glucosinolate
- Mù tạt xanh, 28 gram (½ cốc): 79 mg glucosinolate
- Củ cải, 65 gram (½ chén): 60 mg glucosinolate
- Bông cải xanh, 44 gram (½ chén): 27 mg glucosinolate
Điều quan trọng hơn cả là bạn phải cắt rau trước khi ăn và nhai kỹ để kích hoạt Sulforaphane từ dạng không hoạt động của nó, Glucoraphanin. Ngoài ra, để tối ưu hóa lượng SFN của bạn, hãy ăn rau sống hoặc nấu chín ở nhiệt độ dưới 140 ° C.
Một lưu ý khác để tăng hàm lượng SFN chính là sử dụng thêm hạt mù tạt hoặc bột mù tạt vào bữa ăn của bạn. Những thành phần này rất giàu myrosinase trong chế độ ăn uống, có thể giúp tăng cường sự sẵn có của Sulforaphane, đặc biệt là trong các loại rau nấu chín.
Ngoài ra, mầm bông cải xanh non chứa glucoraphanin gấp 10 đến 100 lần so với bất kỳ loại thực vật nào khác. Sulforaphane thực sự xuất hiện dưới dạng glucoraphanin trong những thực phẩm này và chỉ được chuyển đổi thành SFN khi nhai, nghiền nát hoặc trộn, thông qua hoạt động của một loại enzyme (cũng được tìm thấy trong những thực phẩm này) gọi là myrosinase.
Bao nhiêu Sulforaphane là đủ ?
Mặc dù Sulforaphane có những lợi ích không thể phủ nhận đối với sức khỏe của bạn, nhưng vẫn chưa có số lượng khuyến nghị hàng ngày về nó để có được. Một số nghiên cứu sử dụng khoảng 200 mg mầm bông cải xanh khô, sau đó thường được chuyển đổi thành chất chiết xuất và chất bổ sung.
Nếu bạn thích mùi vị của các loại rau họ cải như mầm bông cải xanh, ½ cốc mầm bông cải xanh tươi mỗi ngày là một mục tiêu tuyệt vời để hướng tới. Tuy nhiên, hãy nhớ không nấu chín chúng vì ăn sống sẽ giữ được nhiều glucoraphanin và myrosinase nguyên vẹn hơn.
Cách nấu các loại rau cải đúng cách để thu về nhiều Sulforaphane
Sulforaphane không được tạo ra khi rau được nấu trên 70° C. Nhiệt sẽ làm vô hiệu hóa enzym myrosinase cần thiết để sản xuất Sulforaphane. Và không có myrosinase thì đồng nghĩa với việc không có Sulforaphane.
Bông cải xanh sống và các loại rau họ cải khác chứa một lượng nhỏ các chất phytochemical này (mặc dù ở nồng độ thấp hơn nhiều). Mặt khác, bông cải xanh được sản xuất thương mại hoặc đông lạnh thường được chần qua quá trình sản xuất. Vì lý do này, bông cải xanh đông lạnh thường không có tiềm năng sản xuất Sulforaphane.
Các loại rau họ cải có rất nhiều lợi ích và chúng ta nên ăn chúng ngay cả khi chúng ta không nhận được một lượng lớn Sulforaphane, nhưng để tối đa hóa lợi ích, hãy nấu ăn đúng cách như sau:
- Rửa rau thật sạch sẽ
- Cắt nhỏ chúng và sau đó để chúng nghỉ khoảng 5 phút trước khi nấu. Quá trình cắt nhỏ này sẽ làm hỏng cây và để các enzym bắt đầu kết hợp để tạo ra Sulforaphane.
- Sau đó, hấp nhẹ trong 3-4 phút để bảo quản nhiều SFN nhất.
Ngoài ra, có một mẹo tuyệt vời để nhận Sulforaphane ngay cả từ các loại rau họ cải đông lạnh hoặc nấu chín đó là thêm bột hạt mù tạt. Chúng ta biết rằng các enzym bị vô hiệu hóa do nhiệt khi chần rau đông lạnh, nhưng hóa ra hạt mù tạt, phát triển thành mù tạt xanh (một loại rau thuộc họ cải) có thể khắc phục được vấn đề này.
Vì hạt mù tạt cũng chứa myrosinase, rắc bột hạt mù tạt lên các loại rau họ cải đã nấu chín có thể kích hoạt lại khả năng tạo Sulforaphane của chúng. Một nghiên cứu khoa học năm 2013 đã xác nhận rằng quá trình này có thể hoạt động!
Sử dụng Kagome Sulforaphane Nhật Bản để hấp thụ được nhiều Sulforaphane
Hàm lượng Sulforaphane tự nhiên có thể không được dồi dào và từ đó những công dụng của nó sẽ không thể nhận thấy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ khác như Kagome Sulforaphane Nhật Bản.
Sản phẩm Sulforaphane Kagome được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Kagome được thành lập vào năm 1899. Triết lý của Kagome là “Đánh giá cao Thiên nhiên” và “Doanh nghiệp thân thiện”.
Điều đó bắt nguồn từ nguồn gốc tự nhiên của Kagome và sự hợp tác với tất cả các bên liên quan trên thế giới, bao gồm cộng đồng, khách hàng, đối tác, nông dân, cổ đông và nhân viên của công ty, chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để phát triển giá trị sản phẩm và dịch vụ.
Sản phẩm Sulforaphane Kagome cũng ra đời dựa trên triết lý như vậy. Là thực phẩm chức năng bổ sung hợp chất Sulforaphane chiết xuất từ mầm bông cải xanh (súp lơ xanh), sản phẩm này chứa thành phần chính là Sulforaphane Glucosinolate với hàm lượng 24-50mg/ 3 viên, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt là cải thiện gan.
Một số thông tin chi tiết về sản phẩm:
- Sản xuất tại: Nhật Bản.
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Nhà sản xuất: KAGOME
- Quy cách đóng gói: gói 93 viên
- Trọng lượng: 24,1g
- Hạn sử dụng: 24 tháng tính từ ngày sản xuất
Thành phần:
- Kagome Sulforaphane chứa thành phần chính là HỢP CHẤT SULFORAPHANE GLUCOSINOLATE chiết xuất từ MẦM BÔNG CẢI XANH (SÚP LƠ XANH) với hàm lượng 24-50mg/ 3 viên.
- Phụ gia khác: Bột bắp, Dextrin, Bột hành tây, bột gừng, bột mùi tây/ HPMC, tinh thể cellulose, Canxi stearat.
Công dụng sản phẩm:
- Giúp giảm nguy cơ tổn thương gan
- Giúp cải thiện chức năng gan
- Hỗ trợ giảm chỉ số men gan ALT cho người trung và cao tuổi (45-64 tuổi)
Tìm hiểu thêm và đặt mua sản phẩm Kagome Sulforaphane tại:
https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane
Tổng kết
Sulforaphane là hoạt chất giàu lưu huỳnh có rất nhiều trong các loại rau cải như súp lơ xanh. Công dụng Sulforaphane có thể tăng cường chức năng và bảo vệ rất nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí là ngăn ngừa ung thư. Hãy bổ sung hoạt chất Sulforaphane vào chế độ ăn uống của mình để thu nhận được nhiều lợi ích tốt cho cơ thể nhé.