Bị viêm gan b có được tiêm vacxin covid không? Giải đáp từ A đến Z về viêm gan B

Bị viêm gan b có được tiêm vacxin covid không? Giải đáp từ A đến Z về viêm gan B

Viêm gan B là một căn bệnh đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người do tốc độ phát triển bệnh và những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Một trong những thắc mắc lớn của nhiều người trong mùa dịch là “Bị viêm gan B có được tiêm vacxin covid không?”. Dưới đây là câu trả lời cho bạn.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh lý có khả năng lây nhiễm tương đối cao, chủ yếu chịu tác động trực tiếp của virus viêm gan B có tên gọi HBV. Khi nhiễm bệnh, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, do sự tấn công của virus gây tổn thương lớn tới gan, khiến các chức năng vốn có của gan bị suy giảm. Một trong những biểu hiện thường thấy là: Nhiễm trùng gan, trong thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. 

Hiện nay, viêm gan B vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, đe doạ sức khoẻ tổng quan của người bệnh và có thể lây nhiễm với những người xung quanh nếu có tiếp xúc theo 3 con đường chính: Quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường máu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới đang có khoảng 2 tỷ người mắc bệnh và con số sẽ không chỉ dừng lại ở đây. Trong số đó, khoảng 400 triệu người mắc viêm gan B mãn tính. Chỉ tính riêng Việt Nam đã có khoảng 20% dân số đã mắc căn bệnh nguy hiểm này. 

Viêm gan B khi không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng và là nguyên nhân chính hình thành lên các trạng thái thường gặp như: Xơ gan, nguy hiểm hơn cả là ung thư gan. Viêm gan B có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, ngay cả trẻ sơ sinh. Do đó, bất cứ ai cũng nên đề cao cảnh giác và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan B

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan B

Viêm gan B thường được chia làm hai giai đoạn chính: Viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính, do đó để nhận biết được người bệnh đang trong giai đoạn nào, nên căn cứ vào một số biểu hiện triệu chứng dưới đây.

Giai đoạn cấp tính: 

  • Khả năng lây nhiễm cao qua đường tình dục hoặc sử dụng các mũi tiêm không rõ nguồn gốc để tiêm chích ma túy, có tiền sử truyền máu thông qua các phương tiện không đảm bảo khoa học. 

  • Một số biểu hiện lâm sàng thường thấy: Thường ăn chán ăn, sa sút tinh thần, trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, da vàng, sạm, đi tiểu không đều, nước tiểu sẫm, đau nhức ở vùng bụng và gan, buồn nôn, tức ngực…

  • Cận lâm sàng: Chỉ số men gan tăng cao hơn mức bình thường tới 4 đến 5 lần. Chỉ số Bilirubin tăng vượt.

Giai đoạn mạn tính: Biểu hiện của giai đoạn mạn tính không quá nổi bật, thường phải thông qua các cơ chế kiểm tra chuẩn y khoa để phát hiện chính xác tình trạng, dấu hiệu của bệnh.

  • HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).

  • Chỉ số men gan tăng cao không rõ nguyên nhân, tăng theo từng đợt và diễn ra trung bình từ 5 đến 6 tháng.

  • Biểu hiện rõ những tổn thương mô bệnh học tiến triển, có dấu hiệu của xơ gan thông qua kiểm siêu âm gan. 

  • Ở giai đoạn mạn tính đã chuyển sang phức tạp hơn và có nhiều diễn biến khó lường trước, do đó cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Bị viêm gan b có được tiêm vacxin covid không?

Bị viêm gan b có được tiêm vacxin covid không?

 

Bị viêm gan b có được tiêm vacxin covid không? Nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B đang trong quá trình điều trị và bệnh không có dấu hiệu đáng lo ngại vẫn có thể tiến hành tiêm Covid dưới sự thăm khám trực tiếp và chỉ định của những người có chuyên môn. Tuy nhiên, người mắc viêm gan B cấp tính hoặc đang trong giai đoạn viêm gan B có dấu hiệu phát tác bệnh bất cứ lúc nào thì không nên tiến hành tiêm mũi vắc - xin Covid 19 do trạng thái cơ thể có nhiều diễn biến phức tạp sẽ tăng nguy cơ rủi ro lên cao, thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Do đó, nên để đến khi sức khoẻ được ổn định mới bắt đầu tiến hành các mũi tiêm. 

Sau khi tiêm các mũi theo sự chỉ định của bác sĩ, nên dành thời gian để ổn định trạng thái cơ thể, theo dõi chặt chẽ các phản ứng để kịp thời khắc phục các sự cố nếu có tác dụng phụ xảy ra. Nên tới ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Các trường hợp vẫn đang trong quá trình điều trị bệnh và phải dùng thuốc theo đơn để kháng virus viêm gan B, nên tiếp tục sử dụng bình thường và không nên dừng sau khi tiến hành tiêm covid. 

Cách phòng tránh lây nhiễm viêm gan B hiệu quả

Cách phòng tránh lây nhiễm viêm gan B hiệu quả

  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ bừa bãi, nên sử dụng các phương pháp phòng tránh cần thiết để tránh các bệnh lây nhiễm trong đó có viêm gan B.

  • Thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và tiến hành điều trị để ngăn chặn sự phát triển một cách kịp thời. 

  • Nên kiểm tra tổng thể để phát hiện bệnh trước khi có ý định sinh con. Trong quá trình mang thai, nên kiểm tra sàng lọc để tránh những rủi ro trong thai kỳ.

  • Tuyệt đối không dùng chung kiêm tiêm, các loại đồ dùng các nhân: Bàn chải đánh răng, dao cạo… để tránh lây nhiễm chéo bệnh. 

  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở của bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B.

  • Không tham gia thẩm mỹ tại các cơ sở làm đẹp không uy tín, kém chất lượng. 

Viêm gan B nên ăn hoa quả gì ?

Táo

Là trái cây phổ biến và nhiều chủng loại nhất, táo có ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Là thực phẩm ngon miệng, giàu dinh dưỡng: vitamin C, A, chất xơ, chất chống oxy hóa, mangan, sắt, phốt pho, folate… táo giúp làm sạch đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, chống ung thư…

Viêm gan B nên ăn hoa quả gì ?

Nho

Bệnh nhân viêm gan B nên ăn loại quả này. Nho chứa canxi, kali, phốt pho, sắt, protein và vitamin B1, B2, B6, C và P, cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu.

Viêm gan B nên ăn hoa quả gì ?

Súp lơ xanh

Một trong những yếu tố nguy cơ ung thư gan là béo phì. Chất Sulforaphane có trong bông cải xanh là chìa khóa của tác dụng có lợi này. Nhiều nghiên cứu cho thấy bông cải xanh làm giảm nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt và ruột kết.

Xem thêm về bệnh viêm gan B tại: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/viem-gan-b-cap-tinh-moi-de-doa-lon-den-suc-khoe-nguoi-mac-phai

Bệnh viêm gan B là một bệnh lý với những diễn biến tương đối phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bệnh có thể xảy ra với nhiều đối tượng và có khả năng lây nhiễm tương đối cao, do đó mỗi người cần có ý thức để tránh lây nhiễm ra cộng đồng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người khác. Trong quá trình mắc bệnh nên nắm bắt một số lưu ý khi: Bị viêm gan b có được tiêm vacxin covid không? để hạn chế những rủi ro gây tiêu cực cho tính mạng. 

 

Bài trước Bài sau