Thực đơn cho người viêm gan b bạn không nên bỏ qua

Thực đơn cho người viêm gan b bạn không nên bỏ qua

Xây dựng nguyên tắc và chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp góp phần quan trọng, có tác động tích cực tới sức khoẻ của người bệnh mắc viêm gan B. Làm thế nào để có một thực đơn cho người viêm gan B đạt chuẩn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu. 

Người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì?

Nhóm các thực phẩm chứa thành phần protein dễ chuyển hoá

Nhóm chất protein hay còn gọi là đạm luôn đứng top đầu trong danh sách những loại hợp chất dễ chuyển hoá mà người mắc bệnh viêm gan B nên sử dụng để góp phần cải thiện vấn đề về sức khỏe. Một số loại thực phẩm chứa lượng đạm lớn, lại dễ chuyển hoá bạn nên sử dụng trong bữa ăn như: Trứng, sữa, đậu hũ, cá, thịt heo, gà… Đây là những loại thực phẩm có giá thành rẻ, nhưng lại cung cấp hàm lượng chất đạm lớn, thực sự cần thiết cho người bệnh.

Tuy nhiên, khi lựa chọn các loại thịt, nên biết cách cân đối và sử dụng hợp lý, ưu tiên thịt nạc, ít mỡ để cung cấp dưỡng chất cho gan hoạt động tốt hơn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn, có tiểu sử bệnh lý não gan, nên hạn chế cung cấp đạm thông qua nguồn thức ăn. 

Nhóm tinh bột và đường

Tinh bột và đường là nhóm chất nên bổ sung cho người mắc bệnh viêm gan B, do khi bị tổn thương gan, người bệnh thường mất đi một lượng lớn glycogen. Vậy nên, việc tăng cường cung cấp tinh bột và đường là một phương pháp giúp cải thiện  glycogen đã mất. Dưới đây là một số loại thực phẩm cung cấp nhóm tinh bột và đường bạn nhất định không thể bỏ qua:

  • Hoa quả

  • Gạo

  • Bánh mì

  • Bột mì

  • Mật ong

Tuy nhiên, khi cung cấp hàm lượng tinh bột hay đường nên áp dụng theo công thức khoa học, không nên lạm dụng tạo nên áp lực lớn cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ tổng quan của người bệnh. Nên dùng các loại thực phẩm đến từ tự nhiên. 

Nhóm vitamin và khoáng chất

Cung cấp Vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu sẽ có tác dụng lớn trong việc thải độc gan, trong nhiều thực phẩm dễ tìm kiếm trên thị trường bạn có thể lựa chọn như: Bắp cải, cà rốt, cu dền, các loại rau xanh sẫm màu…để cung cấp thêm Vitamin A, B1, B6, B12 và nhiều loại khoáng chất như: Kali, Canxi, sắt…

Nhóm các loại rau, đậu

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, đậu đỏ có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc giảm lượng chất béo không cần thiết bị tích tụ lại trong gan. Các loại đậu đỏ góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các căn bệnh như: Gan nhiễm mỡ, duy trì và giữ vững lượng đường cần thiết trong cơ thể. Bạn có thể linh hoạt chế biến các món ăn khác nhau đến từ đậu đỏ, hoặc làm các loại nước uống, sữa hạt… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa Sulforaphane hoặc súp lơ xanh cũng chứa rất nhiều Sulforaphane. Do đó, nên cung cấp nhóm các loại rau, đậu trong thực đơn cho người viêm gan B.

Những nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh viêm gan B

Những nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh viêm gan B

Bổ sung đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết

Người mắc bệnh viêm gan B gặp nhiều vấn đề về sức khỏe yếu hơn người thường, do vậy việc cung cấp các loại chất dinh dưỡng thiết yếu là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Nên bổ sung đầy đủ: Chất đạm, tinh bột, đường, chất béo, Vitamin, khoáng chất… trong các bữa ăn hằng ngày. Không nên quá lạm dụng một số chất mà bỏ qua hoặc cung cấp quá ít hàm lượng các chất còn lại, như vậy có thể khiến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa lượng chất. 

Chia nhỏ bữa ăn 

Chia nhỏ bữa ăn là một phương pháp được nhiều bệnh nhân mắc viêm gan B áp dụng, do khi áp dụng một cách khoa học có thể tham gia kiểm soát tốt lượng calories và dinh dưỡng được cung cấp trong các bữa ăn hằng ngày. Khi kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp tình trạng sức khỏe được cải thiện và tránh một số yếu tố tiêu cực cho sức khỏe. 

Hạn chế việc sử dụng các loại gia vị không cần thiết 

Mặc dù không cần tuân thủ theo chế độ ăn kiêng hà khắc như các bệnh lý khác, tuy nhiên việc hạn chế sử dụng các loại gia vị trong chế biến các bữa ăn hằng ngày có một vai trò vô cùng quan trọng. Nên hạn chế sử dụng dầu mỡ hoặc ăn đồ ăn đồ ăn quá mặn… Cùng với đó, không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây hại cho cơ thể. 

Viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Các loại đồ ăn cay nóng

Trong các loại đồ ăn cay nóng chứa rất nhiều yếu tố độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan và quá trình thải độc của gan. Những người đang chịu ảnh hưởng do sự tác động xấu của virus viêm gan B nếu liên tục hoặc thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng gan chịu nhiều tổn thương thêm. Các loại gia vị, nguyên liệu cay nóng thường gặp như: Ớt, sa tế, mù tạt…

Rượu bia

Các loại thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu đem lại rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Do trong rượu bia có chứa thành phần ethanol, khi tiếp nạp vào cơ thể sẽ chuyển biến thành hợp chất tác động xấu tới gan, gây viêm gan và thoái hoá mỡ. Do vậy, không nên sử dụng bia rượu trong giai đoạn bị bệnh, nên tiết chế, không lạm dụng bia rượu ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. 

Thuốc lá

Thuốc lá cũng là một trong những loại chất kích thích đặc biệt nguy hại cho gan được các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng. Các hoạt chất có trong thuốc lá sẽ kích thích và tăng cường sự chèn ép của hệ thần kinh, gây tác động xấu đến gan, ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ, hệ tim mạch…

Có phải cứ nhiễm vi khuẩn viêm gan B là dùng thuốc?

HBV phân làm 4 trường hợp:

- Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut;  có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ. Đây là trường hợp  cần phải  dùng thuốc.

- Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc.

- Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người "dung nạp được miễn dịch" cũng chưa cần dùng thuốc. 

- Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). 

Xem thêm về bệnh viêm gan B tại: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/nhung-nguyen-nhan-bi-viem-gan-b-va-cach-phong-ngua

Trên đây là một số vấn đề bạn có thể chưa biết về thực đơn cho người viêm gan B. Viêm gan B là một trong những bệnh lý với nhiều diễn biến phức tạp, do vậy việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học là phương pháp cần thiết giúp cải thiện tình trạng bệnh và tránh được nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. 

 

Bài trước Bài sau