Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Số ca bệnh sốt xuất huyết trong thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng và gây nên lo lắng cho toàn người dân. Nhận biết các nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị của bệnh sốt xuất huyết sẽ giúp phòng tránh tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này. Bài viết hôm nay Sulforaphane xin chia sẻ chi tiết về bệnh sốt xuất huyết để mọi người cùng theo dõi và phòng tránh. Hãy cùng theo dõi!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là gì? Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính đang diễn ra phổ biến hiện nay, là bệnh truyền nhiễm do loại siêu vi trùng Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người kia. Trong số các đối tượng thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơnngười lớn.

Xuất huyết gây ra rất nhiều triệu chứng cho cơ thể con người. Chúng gây nên cảm giác mỏi mệt và khó chịu cho người bệnh. Nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là có thể gây bệnh từ nhẹ trở nặng, thậm chí tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh sốt xuất huyết có thể chia làm 2 dòng:

  • Bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ: Người bệnh bị nhiễm virus nhưng không có các biểu hiện nặng. Người bệnh sốt xuất huyết có thể tự được chữa trị tại nhà như một bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách thì thể nhẹ có thể chuyển thành sốt xuất huyết thể nặng.

  • Bệnh sốt xuất huyết thể nặng: Người bệnh dạ các triệu chứng liên quan đến chảy máu hay rò rỉ huyết tương nghiêm trọng. Các triệu chứng diễn ra tại người bệnh sốt xuất huyết thể nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân bị sốt xuất huyết, tài năng sẽ cần được điều trị tại các cơ sở thăm khám uy tín và có chuyên môn. Họ cần được theo dõi thường xuyên hơn về các triệu chứng và dấu hiệu trước các biến chứng nặng. 

Như vậy, dù ở thể trạng bệnh sốt xuất huyết nào bạn cũng cần có chế độ và theo dõi thăm khám đúng cách. Bởi bất kỳ một sơ sẩy nào cũng khiến bạn đối mặt với các nguy cơ biến chứng khi mắc sốt xuất huyết.

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

Virus Dengue Là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết sang người. Muỗi cái Aedes có mang virus gây bệnh. DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4,... là 4 chủng virus thường gặp và con người có thể mắc một trong 4 chủng trên. Chính vì vậy, một người bệnh có thể mắc nhiều lần sốt xuất huyết trong đời Và mỗi lần là một virus khác nhau.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, muỗi cái thuộc chi Aedes Là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh sốt xuất huyết toàn cầu. Chúng di chuyển sang các quốc gia khác nhờ đường thủy hoặc máy bay. Chính vì vậy, dù ở nông thôn hay thành phố thì dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn là mối lo ngại đối với người dân.

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

Muỗi cái Aedes Có khả năng truyền bệnh qua vết đốt của chứa virus. Máu của người bệnh sẽ nhiễm virus và gây nên sốt xuất huyết. Thời gian virus ủ bệnh trong cơ thể con người là từ 8 đến 11 ngày trước khi khởi phát sốt xuất huyết bằng các dấu hiệu dễ nhận biết. Từ 2 - 7 ngày là khoảng thời gian dễ lây truyền bệnh sốt xuất huyết nhất khi không có triệu chứng rõ rệt. Điều này giúp cho dịch bùng phát mạnh mẽ và có nguy cơ lây cả sang  một cộng đồng lớn.

Sáng sớm và chiều tối là thời điểm muỗi gây lây lan, dịch bệnh nhiều nhất. Ngoài ra, loài khỉ cũng là một nguyên nhân lây lan bệnh sốt xuất huyết sang người.

Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. 

Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh

Quá trình ủ bệnh sốt xuất huyết sẽ không có triệu chứng cụ thể. Chúng nhanh chóng xâm nhập vào máu khi bị muỗi vằn có mang virus Dengue đốt. Chúng sẽ tồn tại ở trong máu từ 2 đến 7 ngày và ủ bệnh không triệu chứng từ 3 đến 14 ngày. Tùy tình hình sức khỏe của người bệnh mà quá trình ủ bệnh sẽ kéo dài hay không. Nhìn chung, không có nhiều bệnh nhân phát hiện được bệnh sốt xuất huyết trong thời gian ủ bệnh này.

Giai đoạn 2: Sốt

Sốt là giai đoạn đầu tiên có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy bắt đầu sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Đặc biệt, việc uống thuốc hạ sốt không có nhiều tác dụng trong thời gian này. Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết còn có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, nhức đầu, đau mắt, chảy máu chân răng hoặc mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn,... 

Sốt là triệu chứng của sốt xuất huyết

Sốt là triệu chứng của sốt xuất huyết

Với trẻ em, đau họng và đau bụng sẽ đi kèm với sốt. Khi bị mắc sốt xuất huyết,thường thì sau 3 ngày trẻ sẽ giảm sốt và ngày thứ 8 có thể xuất hiện xuất huyết nhẹ. Dấu hiệu rõ ràng như chảy máu mũi hoặc chấm xuất huyết dưới da. Xuất hiện các dấu hiệu như nổi nốt ban ở thân mình, mặt, chân và gây ngứa khi hạ sốt.

Giai đoạn 3: Thời điểm nguy hiểm

Từ ngày thứ 3 đến 7 sau khi bị sốt đầu tiên là giai đoạn rất nguy hiểm của người bệnh sốt xuất huyết. Lúc này, người bệnh đã hạ sốt và xuất hiện các trường hợp nhiễm trùng thứ phát có biểu hiện như hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu. Có thể có không các biểu hiện xuất huyết. Người bệnh sốt xuất huyết có thể đối mặt với triệu chứng nặng như:

  • Gia tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương.

  • Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi bao gồm căng tức ngực hoặc khó thở

  • Các triệu chứng tràn dịch màng bụng kể tới như bụng to hoặc chướng bụng.

  • Biểu hiện gan phình to, mệt mỏi, lạnh chân tay, tiểu ít gây đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị. Nguy hiểm với các bệnh nhân có tiền sử bệnh về gan bao gồm viêm gan, xơ gan,...

  • Xuất huyết dưới da.

  • Triệu chứng nguy hiểm nhất đó là xuất huyết nội tạng, đường tiêu hóa, phổi hoặc não với các triệu chứng như đi tiểu ra máu hoặc ra máu, ra máu bất thường ở âm đạo, rong kinh,...

  • Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết bao gồm viêm gan, viêm cơ tim, viêm não, suy thận.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần được theo dõi liên tục trong các ngày phát bệnh. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết và không để lại các dấu hiệu nguy hiểm.

Giai đoạn 4: Phục hồi

Vượt qua thời điểm nguy hiểm từ một đến 2 ngày, người bệnh sốt xuất huyết sẽ hết sốt và hồi phục. Lúc này, sức khỏe của người bệnh tốt lên, huyết áp ổn định và tiểu nhiều và cảm giác muốn ăn. Đặc biệt là các chỉ số xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết dần trở về mức bình thường.

Giai đoạn phục hồi

Giai đoạn phục hồi

Đây là thời điểm người bệnh sốt xuất huyết cũng cần được chăm sóc cẩn thận đúng theo lộ trình điều trị. Tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe người bệnh sốt xuất huyết trong thời gian phục hồi này. Không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa người bệnh sốt xuất huyết đến cơ sở thăm khám kịp thời.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Cách điều trị sốt xuất huyết sẽ bao gồm các bước:

Bước 1: Phát hiện và thăm khám người bệnh sốt xuất huyết

Có rất nhiều bệnh lý có dấu hiệu ban đầu giống bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy, để có được phác đồ điều trị cụ thể, cần đưa người bệnh đến các cơ sở thăm khám, xét nghiệm sốt xuất huyết. Các chỉ số sau khi xét nghiệm sẽ giúp xác định đúng bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh nhân có chỉ số xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm sẽ được nằm viện để theo dõi. Các trường hợp có chỉ số xét nghiệm bình thường thì có thể nằm tại nhà để điều trị.

Phát hiện và khám sốt xuất huyết

Phát hiện và khám sốt xuất huyết

Bước 2: Cho người bệnh sốt xuất huyết không gian nghỉ ngơi thoải mái

Người bệnh sốt xuất huyết có cơ thể suy nhược hơn bình thường. Chính vì vậy, cần có một không gian nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái nhất để cơ thể có thể hồi phục. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho các bệnh nhân sốt xuất huyết có thể hồi phục nhanh chóng hơn.

Bước 3: Bù điện giải

Mất nước là điều gặp phải khi bị bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh cần được bù lại lượng điện giả nhất định trong quá trình bị. Các loại nước cho người bệnh sốt xuất huyết bao gồm sữa tươi, nước dừa, nước chanh, cháo loãng hoặc các chất bù điện giải khác. Đặc biệt cần cho người bệnh uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo nước cho cơ thể.

Bước 4: Hạ sốt

Khi bị sốt xuất huyết Dengue, người bệnh sẽ rất hay bị sốt. Thế khi sốt trên 38,5 độ C cần được cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian uống thuốc hạ sốt sẽ cách nhau từ 4 đến 6 tiếng để đảm bảo sức khỏe. Liều lượng thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ em sẽ có sự khác nhau theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Trường hợp bệnh nhân chỉ sốt nhẹ thì hãy dùng khăn ấm để chườm. Điều này sẽ giúp làm mát cơ thể và hạ thân nhiệt.

Hạ sốt cho bệnh nhân

Hạ sốt cho bệnh nhân

Bước 5: Chế độ ăn hợp lý

Người bệnh sốt xuất huyết cần được bổ sung thêm nhiều protein vào khẩu phần ăn. Các thực phẩm giàu protein cho người bệnh sốt xuất huyết bao gồm thịt, cá, sữa, trứng. Năng lượng của cơ thể người bệnh sốt xuất huyết sẽ được tăng cường bằng tinh bột hoặc đường đơn. 

Lưu ý không nên cho người bệnh ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành các bữa nhỏ. Ăn quá nhiều trong một thời điểm sẽ gây nên các vấn đề về tiêu hóa và khó chịu cho người bệnh. Các thức ăn lỏng hoặc mềm sẽ là thực đơn cho người bệnh bao gồm cháo, bún, phở,...

Bước 6: Tắm rửa bằng nước ấm

Bệnh sốt xuất huyết có được tắm hay không? Câu trả lời là có. Hết vẫn có được tắm gội bình thường nhưng phải dùng nước ấm. Tuyệt đối tránh sử dụng nước lạnh để vệ sinh và tắm bởi rất nguy hiểm. Thậm chí sử dụng Nước lạnh để tắm có thể gây tử vong.

Bước 7: Theo dõi sức khỏe và tái khám đầy đủ cho bệnh nhân

Bệnh sốt xuất huyết có những sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, diễn biến rất khó lường nên cần được theo dõi sức khỏe liên tục. Đặc biệt cách dấu hiệu bất thường của bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong và cần được đưa đến bệnh viện. Bên cạnh đó, việc tái khám đầy đủ cũng sốt theo dõi kịp thời những vấn đề phát sinh để có hướng điều trị kịp thời. Ở thời điểm sau khi ngừng số bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn cần được đi tái khám.

Theo dõi sức khỏe

Theo dõi sức khỏe

Có không ít trường hợp chủ quan thăm khám sau khi bị sốt xuất huyết. Người bệnh đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm nhất, thậm chí có trường hợp tử vong sau sốt xuất huyết. Bởi thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là việc thăm khám sau bệnh. 

Trên đây là toàn bộ cách điều trị bệnh sốt xuất huyết giúp bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng. Thực hiện đúng các cách điều chỉnh trên đây sẽ giúp tránh được các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. 

Bệnh sốt xuất huyết có bị lại không?

Bệnh sốt xuất huyết có bị lại không? Như chia sẻ ở trên, bệnh sốt xuất huyết được gây lên từ 4 loại virus. Nếu bạn đã mắc một trong 4 loại virus trên thì vẫn có thể mắc 3 loại virus còn lại. Chính vì vậy, Bệnh sốt xuất huyết không chỉ bị một lần mà có thể tái nhiễm nhiều lần trong cuộc đời. Bạn cần có cách phòng tránh Để giúp bản thân và gia đình không bị bệnh sốt xuất huyết.

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Nguyên tắc cơ bản của việc phòng chống sốt xuất huyết đó là tránh bị muỗi Aedes đốt. Đây là một số cách hiệu quả để phòng tránh sốt xuất huyết.

Vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống

Bạn vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống sẽ giúp muỗi không có nơi cư trú. Đặc biệt chúng cũng sẽ không có môi trường thuận lợi để sinh sản và phát triển. Đây là cách hiệu quả nhất cho phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, không nên để ao tù nước đọng bởi đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sống và phát triển. Hãy phát quang bụi rậm Nhằm tiêu diệt nơi sinh sống của muỗi.

Vệ sinh môi trường tránh bệnh sốt xuất huyết

Vệ sinh môi trường tránh bệnh sốt xuất huyết

Diệt muỗi

Có các biện pháp diệt muỗi bao gồm sử dụng bình xịt, phun thuốc hoặc thắp hương muỗi. Cách này sẽ giúp tiêu diệt mỗi trận đề trong khu vực sinh sống hoặc làm việc. 

Hãy hưởng ứng bởi các chương trình phòng chống muỗi, diệt muỗi từ các đơn vị địa phương của sở y tế. Đây là các thương chương trình thường xuyên diễn ra giúp bạn và gia đình tránh được các nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm.

Phòng chống muỗi đốt

Phòng chống muỗi đốt là việc quan trọng cần thiết để tránh việc bị muỗi đốt. Các biện pháp hiệu quả bao gồm:

  • Ngủ trong màn kể cả ngày đêm.

  • Nên mặc quần áo dài tay, nhất là trong các điều kiện ẩm ướt.

  • Có thể sử dụng điều hòa để hạn chế lượng muỗi vào trong khu vực sinh sống.

  • Bệnh nhân bị sốt xuất huyết tuyệt đối cần ngủ trong màn để tránh lây lan cho người thân.

Không cho trẻ em hoạt động ở những nơi nhiều muỗi

Trẻ em không có nhiều ý thức cho cho bệnh sốt xuất huyết và là đối tượng có nguy cơ gặp các biến chứng không mong muốn khi mắc bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần tránh cho trẻ hoạt động là những nơi nhiều muỗi, ẩm thấp. Ngoài phòng bệnh sốt xuất huyết, chúng cũng tránh được các bệnh nguy hiểm khác.

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sốt phát ban là bệnh lý gây ra bởi nhiều virus khác nhau. Biểu hiện điển hình của sốt phát ban là sốt và nổi ban đỏ. Thông thường, bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn và lây qua con đường hô hấp. Con đường lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi.

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết như thế nào? Dấu hiệu khác nhau cơ bản của bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết đó là triệu chứng của bệnh và con đường lây bệnh. Một cách đơn giản để phân biệt 2 loại bệnh này là dùng ngón tay cái và trỏ để căng vùng da. Tại nốt phát ban, sau khi căng da ra, nếu chấm đỏ mất đi, buông ra thì nốt đỏ hồi phục ngay thì là bệnh sốt phát ban. Vẫn thấy chấm đỏ li ti không mất đi sau khi căng da thì đó là sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh sốt phát ban và bệnh sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng tương đồng. Bạn cần đến các cơ sở thăm khám, uy tín để xét nghiệm và đưa ra cách điều trị hợp lý cho từng loại bệnh khác nhau. 

Bất kể bệnh lý nào trong cơ thể cũng đều có khả năng điều trị tối đa khi có cơ thể và sức đề kháng tốt nhất. Để nâng cao sức đề kháng cho bản thân và gia đình, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc sử dụng bông cải xanh giúp bổ sung Sulforaphane nâng cao sức đề kháng. 

Trên đây tất cả thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh sốt xuất huyết mà bạn và gia đình nên biết. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lý dễ gặp và có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho cá nhân người bệnh. Phòng tránh ngay hôm nay để tránh bệnh sốt xuất huyết cho toàn thể gia đình của bạn. 

Tìm hiểu thêm về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ gan Kagome Sulforaphane: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane
Bài trước Bài sau