Bệnh gan uống thuốc gì? Những điều cần biết về căn bệnh này

Bệnh gan uống thuốc gì? Những điều cần biết về căn bệnh này

Bệnh gan là một căn bệnh phổ biến hiện nay, do nhiều yếu tố như ảnh hưởng của môi trường hay sự thụ động của chính cá nhân người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ “bệnh gan uống thuốc gì? hay những điều cần lưu ý về căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Bệnh gan là gì?

Gan là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, luôn đảm nhiệm một vai trò quan trọng và tham gia khoảng 500 chức năng khác nhau, trong đó bao gồm 3 chức năng điển hình là: Thanh lọc độc tố, tiết dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, dự trữ glucose hình thành năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.

Tuy nhiên, khi gan bị bệnh, chịu những tổn thương do sự tác động tiêu cực của các yếu tố như nhiễm virus, di truyền hoặc do sử dụng hàm lượng bia rượu vượt mức cho phép sẽ khiến gan mất đi những chức năng vốn có của nó. Một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh gan là tổn thương tế bào gan, sự tổn thương này sẽ hình thành nên các dải xơ là nguyên nhân chính dẫn tới suy gan.

Dưới đây là một số bệnh gan thường gặp:

  • Bệnh viêm gan A: Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm gan A là do nguồn nước hoặc các yếu tố ô nhiễm từ môi trường ảnh hưởng. Theo các thống kê từ bộ y tế, bệnh này không có các biểu hiện cụ thể để dễ dàng phát hiện ra bệnh, do đó không cần thiết phải can thiệp bởi các hỗ trợ y tế (trong trường hợp nhẹ). Viêm gan A sẽ tự cải thiện trong khoảng 6 tháng mà không có những biến chứng nguy hiểm.

  • Bệnh viêm gan B: Bệnh lây lan qua đường máu hoặc do sự tiếp xúc với các chất dịch nhầy của người bệnh. Viêm gan B chia làm hai loại: Cấp tính và mãn tính. Mặc dù viêm gan B có thể tự khắc phục tình trạng bệnh trong 6 tháng đầu, tuy nhiên người bệnh nên có những biện pháp chuẩn khoa học. Đối với viêm gan B mãn tính khi ở mức độ nguy hiểm có thể dẫn tới ung thư gan, khi không được điều trị đúng sẽ ảnh hưởng rất nặng nề tới sức khỏe người bệnh.

  • Bệnh viêm gan C: Được chia làm hai cấp: Cấp tính hoặc mãn tính, bệnh này thông thường lây lan qua đường máu đã nhiễm virus. Hầu hết ở trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ không xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh, tuy nhiên khi không nhanh chóng phát hiện bệnh có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng trong giai đoạn sau.

  • Bệnh viêm gan D: Đây là một căn bệnh khá hiếm gặp, thường là biến chứng sau của bệnh nhân nhiễm viêm gan B ở mức độ nặng. Viêm gan D không phải căn bệnh tự phát, do các virus dựa vào những tổn thương vốn vốn có của viêm gan B để phát triển lên. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, các biến chứng sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng khi gan xuất hiện các nhiễm trùng kép viêm gan B và D. 

  • Bệnh viêm gan E: Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên, căn bệnh này không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vài tuần, do đó người bệnh không cần quá lo lắng. 

Bệnh gan uống thuốc gì?

Bệnh gan uống thuốc gì?

“Bệnh gan uống thuốc gì?” và một số điều nhất định bạn phải biết khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gan:

Trong những trường hợp mắc bệnh gan nhẹ, không cần thiết phải sử dụng các loại thuốc đặc trị, tuy nhiên vẫn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế để có những biện pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.

Tuy nhiên, khi người bệnh mắc phải những căn bệnh phức tạp hơn phải kể đến như: Viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… Để có thể cải thiện được các dấu hiệu phức tạp của bệnh, bệnh nhân nên thực hiện nghiêm túc theo các liều lượng thuốc và bác sĩ đã kê đơn. Trong quá trình sử dụng thuốc, nên kiểm tra kỹ để tránh những tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra cho người bệnh.

Đối với những trường hợp loại bệnh nặng cần thực sự cẩn trọng về liều lượng thuốc, bên cạnh đó nên lưu ý: Mặc dù trong quá trình điều trị, thuốc có thể giúp gan có những chuyển biến tích cực hơn, tuy nhiên chính thuốc cũng có khả năng gây ra sự chuyển hóa xấu cho gan ngay cả khi bạn đang sử dụng thuốc đúng liều lượng (đối với trường hợp bệnh nặng). Một số loại thuốc nên sử dụng với liều lượng thấp hơn theo đúng chỉ định bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Đối với các dấu hiệu cơ bản của bệnh gan thông thường, khi tiến hành sử dụng các loại thuốc bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ, người có chuyên môn ngành nghề.

  • Luôn mang theo những đơn thuốc đã sử dụng trong lần thăm khám bệnh.

  • Không nên sử dụng quá nhiều thuốc, thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ và cung cấp các chất thiết yếu, hỗ trợ cho việc bảo vệ gan.

  • Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi khi sử dụng đối với những trường hợp không được kê đơn theo chỉ định của chuyên gia y tế.

  • Tuyệt đối không dùng cùng lúc quá nhiều loại thuốc, tránh các tác dụng phụ và biến chứng do thuốc gây nên cho người bệnh.

  • Khi bị bệnh gan, trong quá trình dùng thuốc, tuyệt đối không sử dụng bia rượu hoặc các chất kích thích. 

Bệnh gan khỏi được không?

Bệnh gan khỏi được không?

Trên thực tế, bệnh gan được chia làm nhiều loại bệnh, với các diễn biến và giai đoạn khác nhau. Do đó, không thể lấy chính xác một loại bệnh để đánh giá chung cho các căn bệnh gan. Có những căn bệnh không quá phức tạp và có khả năng tự khỏi, tự điều trị tương đối dễ dàng như: Viêm gan A, viêm gan E. Tuy nhiên, với những tình trạng phức tạp hơn như: Xơ gan, ung thư gan… thì cách chữa trị thực sự không hề đơn giản, để bệnh có thể được hoàn toàn chữa  trị cần có một quá trình điều trị lâu dài, nhất quán theo các phương pháp của chuyên gia y tế, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các cách thức không khoa học.

Sulforaphane – "hợp chất vàng" hỗ trợ cải thiện chức năng gan

Theo nghiên cứu, hợp chất Sulforaphane – được mệnh danh là "hợp chất vàng", có công dụng trong việc hỗ trợ tăng cường giải độc, hỗ trợ đào thải các chất có hại cho gan và hỗ trợ cải thiện chỉ số men gan ALT.

Trong các loại rau họ cải, thì súp lơ xanh là loại rau chứa hàm lượng Sulforaphane cao. Hợp chất Sulforaphane tồn tại dưới dạng tiền chất ổn định là Glucosinolate (tên khoa học là Glucoraphanin, SGS). Sulforaphane được hình thành thông qua việc chuyển hóa Glucoraphanin bởi loại vi khuẩn có tên Myrosinase. Sau khi chuyển hóa thành Sulforaphane, hệ tiêu hoá sẽ hấp thụ hợp chất này và vận chuyển đến các cơ quan trong đó có lá gan.

Bệnh gan khỏi được không?

Xem thêm tác dụng của Sulforaphane tại: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/sulforaphane-foods-la-gi-co-tot-cho-suc-khoe-khong

Ngoài công dụng giải độc gan, hợp chất Sulforaphane còn có thể ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ung thư và viêm nhiễm. Sulforaphane còn có tác dụng rất hiệu quả trong việc giải độc và thúc đẩy bài tiết Aflatoxin. Aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư. Aflatoxin không chỉ tồn tại trong ngũ cốc và các loại đậu, mà còn trong các loại thảo mộc, là nguyên liệu thô cho các loại thuốc thô. Khi Aflatoxin nạp vào cơ thể cần phải nhanh chóng đào thải ra ngoài, tránh tích tụ trong cơ thể. 

Trên đây là những giải đáp cho “bệnh gan là gì?”, “bệnh gan uống thuốc gì?”, “bệnh gan khỏi được không?” mà bạn có thể tham khảo để có thêm những kiến thức, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của bản thân và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những lưu ý cụ thể phù hợp với tình trạng người bệnh để sớm khỏi bệnh. 

Bài trước Bài sau