Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Dịch đau mắt đỏ ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp và cần được chăm sóc đúng cách. Cùng Kagome Sulforaphane tìm hiểu ngay 3 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả.
 

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng viêm màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi. Bệnh do virus hoặc nhiễm trùng từ vi khuẩn, phản ứng dị ứng gây ra.

Đau mắt đỏ chỉ gây khó chịu, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh có thể lây lan nên cần chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ.

dau-mat-do

2. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi và khá dễ lây lan. Một số nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này:

  • Do virus: Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do virus, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như: Ghèn rỉ liên tục, cộm ngứa, chảy nước mắt, thị lực suy giảm, nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: Viêm họng, cảm cúm,... Khi tiếp xúc với nước mắt của bệnh nhân, bệnh có thể lây lan dễ dàng.
  • Do vi khuẩn: Căn bệnh này thường do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,... gây ra, nếu không điều trị kịp thời, có thể làm xảy ra những tổn thương nặng. Một số triệu chứng thường gặp như: Ghèn mắt màu vàng hay xanh nhạt gây dính mi mắt, cộm ngứa, chảy nước mắt. Nếu bệnh diễn biến nặng, người bệnh có thể bị viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực nghiêm trọng. Nếu tiếp xúc với dịch tiết mắt của người bệnh, có thể bị lây bệnh.
  • Do dị ứng: Người mắc bệnh có thể do dị ứng bụi, phấn hoa, lông động vật hay thuốc,... Nguyên nhân này có thể xảy ra theo mùa, dễ tái phát và thường kéo dài. Một số triệu chứng thường gặp như: Cộm ngứa, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng,... Với nguyên nhân gây bệnh do dị ứng thường sẽ không có khả năng lây lan.

dau-mat-do2

3. Các triệu chứng của đau mắt đỏ gồm:

  • Đỏ ở tròng trắng hoặc mí mắt bên trong.
  • Chảy nước mắt nhiều.
  • Có chất dịch màu vàng dày đóng vảy trên lông mi, nhất là sau khi ngủ.
  • Có chất dịch màu xanh lá cây hoặc trắng chảy ra từ mắt.
  • Cảm giác khó chịu ở 1 hoặc cả 2 mắt.
  • Ngứa mắt: gặp ở trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng mắt.
  • Bỏng mắt: gặp ở đau mắt đỏ do hóa chất.
  • Tầm nhìn mờ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng).
  • Mí mắt sưng.

4. Cách chữa trị bệnh đau mắt đỏ 

4.1 Chườm ấm

Đắp một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt trong vài phút có thể cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, bằng cách:

  • Ngâm khăn sạch vào nước ấm rồi vắt khô.
  • Đắp miếng vải ẩm lên mắt và để nguyên cho đến khi nguội.
  • Lặp lại hành động này nhiều lần trong ngày và thường xuyên nếu bạn thấy triệu chứng cải thiện.
  • Sử dụng khăn sạch để tránh lây nhiễm.
  • Sử dụng khăn lau khác nhau cho mỗi mắt trong trường hợp bị đau mắt đỏ ở cả 2 mắt.

4.2 Chườm lạnh

Trường hợp biện pháp chườm nóng không cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh có thể áp dụng chườm lạnh và ngược lại. Hãy dùng khăn sạch ngâm nước lạnh đã vắt khô đắp lên mắt giúp làm dịu, giảm sưng. Người bệnh lặp lại nhiều lần trong ngày. Chỉ nên áp dụng ở nhiệt độ vừa phải, tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4.3 Tránh chạm tay vào mắt

Virus hoặc vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ và gây ra tình trạng viêm nhiễm, rỉ dịch mủ. Chạm vào mắt có thể làm nặng hơn tình trạng viêm vì tay chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể thấy. Tay chạm vào mắt có thể lây nhiễm sang mắt kia hoặc sang người khác khi tiếp xúc với bạn.

4.4 Ngừng đeo kính áp tròng (nếu có)

Đau mắt đỏ khiến mắt bạn bị viêm, nhiễm trùng. Điều đó là lý do bạn nên tạm ngừng việc đưa kính áp tròng vào mắt và tiếp xúc với kết mạc cho đến khi bạn đã khỏi bệnh. Hãy hỏi bác sĩ xem về tình trạng của bạn khi bắt đầu sử dụng lại đau mắt đỏ, và cách vệ sinh kính áp tròng sạch.

5. Các phương pháp chữa đau mắt đỏ dân gian

5.1 Lá trầu không chữa đau mắt đỏ

Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không là phương pháp dân gian chữa đau mắt đỏ lưu truyền được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả trong việc chữa đau mắt đỏ. Lá trầu không có vị cay nồng, có tác dụng rất tốt trong việc sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm.

Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và sát khuẩn hữu hiệu. Chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian qua lá trầu không sẽ nhanh chóng làm giảm đi các triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp như tình trạng mắt đỏ, sưng, ngứa mắt.

la-trau-khong

5.2 Cách chữa đau mắt đỏ bằng nha đam

Nha đam không chỉ được biết tới như nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên mà còn là nguyên liệu dân gian hữu hiệu trong việc khắc phục các triệu chứng của đau mắt đỏ. Chữa đau mắt đỏ bằng nha đam được nhiều người áp dụng thực hiện trong đời sống.

Nha đam có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da rất tốt. Trong nha đam có các axit cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh do virus gây ra. Thực hiện đắp mắt bằng nha đam sẽ làm giảm tình trang đau nhức mắt do đau mắt đỏ. Đặc biệt đắp mắt bằng nha đam còn tránh khỏi sự lây nhiễm và ngăn ngừa tái phát lại của bệnh đau mắt đỏ, giúp mắt giảm tình trạng đau nhức và viêm sưng mắt.

nha-dam

5.3 Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá

Rau diếp cá thường mọc phổ biến, có thể tìm thấy ở ngay trong vườn nhà và cũng dễ dàng tìm mua ở ngoài chợ. Không chỉ dễ tìm với giá thành rẻ, rau diếp cá chữa đau mắt đỏ là phương pháp dân gian chữa đau mắt đỏ an toàn đối với cả trẻ bị đau mắt đỏ.

Ngoài công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể khi ăn sống hoặc xay làm nước uống,.. công dụng của rau diếp cá chữa đau mắt đỏ còn lưu truyền trong dân gian và được nhiều người áp dụng thực hiện khi bị đau mắt đỏ.

diep-ca

LƯU Ý

Bị đau mắt đỏ thì kiêng ăn gì?

Những người đau mắt đỏ nên tránh các loại thực phẩm có mùi tanh như: Cá, tôm, ốc, rau muống,... vì ăn những loại thực phẩm này có thể gây ra nhiều ghèn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống có ga, cồn như: Bia, rượu và chất kích thích hay mỡ động vật.

Bị đau mắt đỏ thì nên ăn gì?

Người đau mắt đỏ có thể bổ sung các loại thực phẩm như: Ớt chuông, cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh (trừ rau muống),... để giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người mắc bệnh, hãy bổ sung cho mình viên uống bảo vệ sức khỏe Kagome Sulforaphane để sức khỏe luôn được bảo vệ tốt nhất. Mua ngay tại: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane

Tìm hiểu thêm về các thành phần trong Kagome Sulforaphane: https://sulforaphane.com.vn/pages/thanh-phan-sulforaphane

Bài trước Bài sau