Sulforaphane là gì? Cơ chế hoạt động và lợi ích mang lại
- Người viết: Duyên Đặng lúc
- Tin tức về Sulforaphane
Sulforaphane là gì, cơ chế hoạt động của hợp chất Sulforaphane ra sao, tác dụng nổi bật phải kể đến là gì? Tất cả sẽ được đội ngũ chuyên gia Sulforaphane chúng tôi giải đáp làm rõ qua bài viết sau đây.
Sulforaphane là gì và nguồn gốc hình thành?
Sulforaphane là một hoạt chất được tìm thấy trong bông cải xanh do tiến sĩ Paul Talalay thuộc Đại học Y Johns Hopkins nghiên cứu, chính nhờ phát hiện này ông đã được vinh danh nhiều lần trên tạp chí New York Time . Những công trình nghiên cứu về hoạt chất Sulforaphane như một bước tiến mở ra con đường tươi sáng hơn trong lĩnh vực sức khỏe đặc biệt là ngăn ngừa các bệnh về ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
Sulforaphane được hình thành khi glucoraphanin - tiền Sulforaphane tiếp xúc với myrosinase, một dòng enzyme có vai trò trong phản ứng phòng vệ của thực vật và chỉ được kích hoạt khi cây bị lực tác động. Chính vì thế việc cắt, thái, băm nhuyễn hoặc nhai kĩ sẽ là bước giải phóng myrosinase và kích hoạt sulforaphane tốt nhất.
Cơ chế hoạt động của hoạt chất Sulforaphane trong phòng chống ung thư
Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế phòng chống ung thư của Sulforaphane là:
- Hoạt chất này tác động điều chỉnh chu kì tế bào ung thư, quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình) và angiogenesis (quá trình tạo mạch máu) của khối u thông qua trung gian các con đường tín hiệu liên quan và gen.
- Sulforaphane cũng điều chỉnh một loạt các gen bảo vệ tế bào bằng cách kích hoạt yếu tố hạt nhân erythroid-2- (NF-E2-), yếu tố 2 (Nrf2), một yếu tố phiên mã cơ bản chủ chốt để giúp cơ thể “chiến đấu” với sang chấn do oxy hóa (oxidative stress).
- Ức chế sự thay đổi biểu sinh: trong cơ thể con người, thay đổi biểu sinh thường góp phần làm giảm sự hoạt đông các gen ức chế khối u và kích hoạt gen gây ung thư, tạo điều kiện cho các đặc tính thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển.
Nghiên cứu về cơ chế tác dụng chống ung thư của Sulforaphane đã chỉ ra rằng hoạt chất này có thể đảo ngược sự thay đổi biểu sinh trong các bệnh ung thư bằng cách nhắm vào các mục tiêu methyltransferase DNA (DNMTs), histone deacetyltransferase (HDACs) và RNA không mã hóa.
Sulforaphane là thuốc gì?
Hiện nay Sulforaphane được xem như một loại thảo dược và được điều chế dưới dạng đường uống, trên thị trường chất bổ sung sulforaphane được làm từ bông cải xanh, hạt bông cải xanh hoặc chiết xuất từ mầm bông cải xanh. Phương thức sản xuất phổ biến nhất là dạng bột, viên nén, viên nang, nhưng cũng có thể ở dạng chất lỏng.
Một số chất bổ sung sulforaphane cũng được quảng cáo là có thể kết hợp với enzym myrosinase để tăng cường hấp thu. Chưa có khuyến nghị rõ ràng về việc sử dụng hằng ngày cho sulforaphane cũng như có thể sử dụng cho phụ nữ có thai hay không, vấn đề về liều lượng sử dụng nhiều nhãn hàng còn đưa ra nhiều thông tin rất khác nhau. để có được thông tin chính xác nhất có lẽ cần thêm thời gian, nhưng trong giai đoạn này nếu muốn sử dụng chúng ta vẫn nên nhờ đến sự tư vấn từ các bác sĩ, dược sĩ, các chuyên gia hay trung tâm y tế để được hướng dẫn cho liều lượng sử dụng hợp lý nhất.
Có thể tìm thấy Sulforaphane ở đâu?
Hàm lượng sulforaphane được tìm thấy chủ yếu trong bông cải xanh nhưng để hoạt chất sulforaphane này có thể đạt được hiệu quả tối ưu còn tùy thuộc vào các yếu tố: loại rau, số ngày tuổi, mức độ cơ thể hấp thụ được, đặc biệt là phương pháp chế biến thực phẩm.
Nếu bông cải xanh là một nguồn sulforaphane dồi dào, thì hàm lượng sulforaphane trong mầm bông cải xanh, đặc biệt cây con phát triển được 3 ngày tuổi lại nhỉnh hơn gấp 10 đến 100 lần so với bông cải xanh trưởng thành.
Việc kết hợp bông cải xanh và mầm bông cải xanh đã mang lại hàm lượng sulforaphane vô cùng phong phú. Sự kết hợp này làm tăng tác dụng hoạt chất chống ung thư sulforaphane lên đến 200%.
Quy trình chế biến cũng là vấn đề cần chú ý. Nếu thực phẩm chưa qua tác động nhiệt và đông khô sẽ có hơn 22% hàm lượng glucoraphanin trở thành hoạt chất sulforaphane. Mặt khác, nếu làm chín và đông khô thì tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 4%. Để tỉ lệ glucoraphanin chuyển hóa thành sulforaphane hiệu quả cao thì phương pháp đun nhẹ trong nhiệt độ khoảng 60°C sẽ mang đến kết quả lên đến 97,9%.
Để chế biến những loại bông cải xanh hay mầm bông cải mà vẫn giữ trọn vẹn những dưỡng chất cách tốt nhất chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp: hấp hoặc ăn sống. Nếu hấp hãy chú ý đến nhiệt độ, ở đây nhiệt độ lý tưởng nhất là dưới 140˚C để không làm mất hàm lượng sulforaphane. Tránh các phương pháp để lò nướng, lò vi sóng hay luộc quá lâu trong nước sôi sẽ làm mất nguồn dưỡng chất, lúc này sản phẩm sẽ không còn tác dụng mong muốn.
Sulforaphane và những lợi ích mang lại cho sức khỏe
Ngăn ngừa Ung thư
- Ung thư dạ dày: tiêu diệt khuẩn HP (Helicobacter pylori) loại vi khuẩn chính gây viêm loét dạ dày và là nguyên nhân chính gây ung thư
- Ung thư da: Bông cải xanh được xếp vào dòng thực phẩm có chất chống oxi hóa bảo vệ làn da của bạn chống lại các tác động của tia cực tím, ngăn ngừa ung thư da. Bên cạnh đó làm đẹp và góp phần mang đến sự tươi trẻ cho làn da
- Ung thư bàng quang: Hợp chất glucosinolate trong mầm bông cải xanh khi trải qua quá trình cắt nhỏ, nhai và tiêu hóa, glucosinolate sẽ chuyển hóa thành isothiocyanate, đóng vai trò ngăn ngừa ung thư. Điều này được các nhà khoa học Ðại Học Ohio State và Ðại Học Harvard nghiên cứu, những người ăn từ 2 bữa bông cải xanh/tuần có tỉ lệ mắc ung thư bàng quang thấp hơn 44%.
Bảo vệ DNA và làm chậm sự phát triển của khối u
Hoạt chất sulforaphane ngăn ngừa đột biến DNA dẫn đến các vấn đề bệnh ung thư. Ngoài ra nó còn làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, hạn chế khả năng di căn sang những bộ phận khác trên cơ thể
Vô hiệu hóa độc tố trong cơ thể
Gốc tự do được biết là những hạt nhỏ được hình thành trong cơ thể chúng ta do tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm mỗi ngày, từ tác động tia cực tím,… Hoạt chất sulforaphane hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, một trong các tác nhân gây nên ung thư.
Sulforaphane là hoạt chất rất dễ tiếp cận và không tốn kém, nó có mặt trong các loại rau cải là bông cải xanh, mầm cải xanh, ngoài ra các họ cải như: cải xoăn, bông cải trắng, cải bắp, cải xoong cũng có chứa Sulforaphane, chỉ cần chú trọng vào khâu chế biến để giữ trọn những dưỡng chất trong sản phẩm.
Tham khảo sản phẩm Kagome Sulforaphane tại: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane