Những nguyên nhân bị viêm gan B và cách phòng ngừa

Những nguyên nhân bị viêm gan B và cách phòng ngừa

Viêm gan B được đánh giá là bệnh nhiễm trùng gan nguy hiểm có tỷ lệ nhiễm cao nhất trên thế giới. Bệnh viêm gan B cần được quan tâm và phát hiện kịp thời để có những phác đồ điều trị hợp lý từ sớm. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm ra nguyên nhân bị viêm gan B đồng thời đưa ra một số gợi ý chẩn đoán và cách phòng ngừa.

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B xuất hiện khi gan bị nhiễm virus HBV và có thể đe dọa tính mạng con người khi ở cấp độ mãn tính. Các kết quả không mong muốn của viêm gan B gây ra có thể là: nhiễm trùng mãn tính, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Đã có những giai đoạn trong lịch sử, bệnh này đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu lớn. 

Đáng mừng là hiện nay vắc xin phòng viêm gan B có khả năng bảo vệ con người khỏi HBV với tỷ lệ rất cao từ 98% đến 100%. Vắc xin viêm gan B đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng gan và ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng, bao gồm cả các bệnh mãn tính và ung thư gan.

Biểu hiện của người bị viêm gan B:

Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào khi mới bị nhiễm bệnh. Khi đã bước vào giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau: mắt và da có màu vàng, nước tiểu có màu đậm, cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp những cơn đau bên phải bụng, sốt nhẹ vào buổi chiều, da bị ngứa.

Nặng hơn, khi bệnh viêm gan đạt đến mức cấp tính, người bệnh có thể bị suy gan, xơ gan, ung thư gan rất dễ dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của viêm gan B

Hình 2: Biểu hiện của viêm gan B

Nguyên nhân bị viêm gan siêu vi B:

Bị viêm gan B do virus HBV

Virus HBV là nguyên nhân gây ra viêm gan B ở người. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus viêm gan B sẽ ủ bệnh trong vòng 3-6 tháng tùy thể trạng mỗi người. Sau giai đoạn ủ bệnh, virus sẽ bắt đầu hoạt động và lúc này nó gây ra viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và bệnh nhân có thể bị nhiễm HBV suốt đời nếu cơ thể không tự miễn dịch được với virus. Virus viêm gan B có khả năng sống ngoài cơ thể người ít nhất 7 ngày. Nó có thể xâm nhập vào một cơ thể khác không có vắc xin bảo vệ và tiếp tục gây bệnh lên vật chủ mới.

Bị nhiễm viêm gan B do lây truyền:

Đa phần các ca nhiễm viêm gan B là do lây truyền. Điều đó lí giảii vì sao viêm gan B rất dễ tạo các ổ dịch bùng phát. Virus HBV lây qua 3 con đường chính là: từ mẹ sang con, đường tình dục và đường máu. 

  • Thứ nhất, viêm gan B truyền từ mẹ sang con khi mang thai

Trẻ sơ sinh có khả năng nhiễm viêm gan B cực cao nếu mẹ trẻ bị nhiễm virus HBV trong quá trình mang thai. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang bé tăng dần qua các tháng, 3 tháng đầu là 10% và đến 3 tháng cuối có thể lên đến 60-70%. Tỷ lệ truyền bệnh cho bé thậm chí có thể lên đến 90% trừ phi bé được bảo vệ bởi các biện pháp phòng tránh kịp thời sau sinh. Khi trẻ dưới 5 tuổi, bị viêm gan B lây từ mẹ có thể phát triển lên các biểu hiện mãn tính. Một nửa số trẻ nhiễm virus có khả năng cao mắc suy gan khi bước vào độ tuổi trưởng thành.

Nhiễm viêm gan B trong độ tuổi sơ sinh và chưa trưởng thành có nguy cơ mắc viêm gan mãn tính lên đến 95% trong khi con số này là 5% với người trưởng thành. Đó là lý do tại sao các chiến dịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chú trọng.

Viêm gan B lây từ mẹ sang con khi mang thai

Hình 5: Viêm gan B lây từ mẹ sang con khi mang thai

  • Thứ hai, viêm gan B lây truyền qua đường tình dục:

Với một cơ thể bị viêm gan B, virus HBV xuất hiện trong tinh dịch (đối với nam) và trong dịch tiết âm đạo (đối với nữ). Quá trình quan hệ tình dục có thể gây ra những vết xước nhỏ và tạo điều kiện cho HBV lây nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ cơ thế, mọi người cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, không quan hệ với quá nhiều đối tượng, tránh quan hệ tình dục bằng miệng và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ tình dục.

Tình dục an toàn để phòng tránh viêm gan B

Hình 6: Tình dục an toàn để phòng tránh viêm gan B

  • Thứ ba: Truyền qua đường máu:

Lây truyền viêm gan B qua đường máu có thể đến từ các sự cố y tế. Tại các cơ sở y tế, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ y tế. Tại các cơ sở làm đẹp, làm nail, xăm hình…, cần hết sức cẩn thận để tránh trường hợp các dụng cụ, máy móc thực hiện không được vệ sinh sạch sẽ  nên có thể chứa mầm bệnh. Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày như: dao cạo, bàn chải đánh răng… cũng có thể dễ dàng trở thành phương thức truyền bệnh nguy hiểm.

Viêm gan B lây truyền qua đường máu

Hình 7: Viêm gan B lây truyền qua đường máu

  • Ở chung với người bị viêm gan B có bị lây bệnh hay không?

Qua tìm hiểu những thông tin ở trên, bạn sẽ thấy không phải cứ ở chung với người bị viêm gan B là sẽ bị lây bệnh. Viêm gan B không lây truyền như những bệnh cảm cúm thông thường nên việc ăn chung với người bị viêm gan B không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bạn chỉ cần chú ý không dùng chung các vật dụng dính máu là có thể ở chung với người bị viêm gan B một cách an toàn.

Đối tượng nào dễ bị viêm gan B?

Bất cứ ai cũng có khả năng bị viêm gan B nhưng dưới đây sẽ là những người có nguy cơ cao nhất:

  • Người dùng chung kim tiêm, bàn chải, dao cạo với những người mắc viêm gan B.

  • Người có thói quen đi xăm hoặc làm móng tại những cơ sở thiếu uy tín

  • Người quan hệ tình dục với nhiều người

  • Người không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

  • Trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai.

  • Các nhân viên y tế, các bác sĩ thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh.

Những đối tượng dễ nhiễm viêm gan B

Hình 8: Những đối tượng dễ nhiễm viêm gan B

Chẩn đoán và xét nghiệm phát hiện viêm gan B

Viêm gan do virus HBV không thể dựa trên các biểu hiện thông thường để phân biệt với các viêm gan do virus khác gây nên, người bệnh cần được xét nghiệm để chẩn đoán ký càng bởi người có chuyên môn. Như đã nói ở trên, xét nghiệm máu là một cách đơn giản để phát hiện virus viêm gan B. Chúng cũng có thể biết được bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo xét nghiệm virus viêm gan B cần được đi kèm với các lần hiến máu để nguồn máu luôn sạch và tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

 

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh viêm gan B

Hình 9: Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh viêm gan B

Cách phòng tránh để không bị viêm gan B

Tính đến năm 2019, thế giới có 30,4 triệu người bị viêm gan B, trong khi mới có 6,6 triệu người đang điều trị. Theo WHO, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị viêm gan B mãn tính đã giảm xuống chỉ còn dưới 1% vào năm 2019 so với con số 5% trong thời kỳ chưa có vắc xin (1980-2000). Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công cuộc phòng chống cũng như giảm thiểu tác hại của viêm gan B lên sức khỏe toàn cầu.

WHO khuyến cáo tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt, nếu có thể thì trong vòng 24h ngay sau khi sinh, sau đó tiếp tục tiêm 2-3 liều cách nhau ít nhất 4 tuần để cơ thể trẻ được miễn dịch với viêm gan B một cách tối ưu nhất. Sức mạnh của vắc xin tiêm lúc mới sinh co stheer được kéo dài tới ít nhất 20 năm và có thể là cả đời. Việc tiêm thêm vắc xin sau 3 mũi đầu là không cần thiết

Ở những nơi có tỷ lệ huyết thanh kháng nguyên bề mặt Viêm gan B cao (được định nghĩa là tỷ lệ huyết thanh HBsAg> 2% hoặc> 5%), WHO khuyến cáo rằng tất cả người lớn được tiếp cận và được cung cấp xét nghiệm HBsAg khi sử dụng các dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc và điều trị sức khỏe.

Tiêm vắc xin để phòng tránh viêm gan B

Hình 10: Tiêm vắc xin để phòng tránh viêm gan B

Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo thai phụ sử dụng thuốc kháng virus để ngăn bệnh từ mẹ sang con. An toàn tình dục cần được chú ý nhiều hơn nữa, bao gồm giảm thiểu số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Tổng kết:

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về bệnh lây truyền viêm gan B để có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe tại: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane

Bài trước Bài sau