Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em_ Cách Phòng Ngừa

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em_ Cách Phòng Ngừa

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những căn bệnh có mức độ phổ biến cao rất thường xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi. Căn bệnh này mức độ ảnh hưởng cao, cần phải điều trị kịp thời. Sulforaphane sẽ giúp bạn đọc nắm thông tin về căn bệnh truyền nhiễm tay chân miệng này.

Hiểu hơn về bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một căn bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh và nó thường xảy ra ở các bé nhỏ tuổi. Bệnh này được đánh giá có khả năng lây nhiễm cao và thường do một loại virus ký sinh đường ruột gây ra. 

Căn bệnh này chủ yếu làm tổn thương các vùng da ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và miệng. Virus này sẽ dần xâm chiếm và lấy đi dưỡng chất của bé, làm cho sức khỏe của trẻ suy giảm. Căn bệnh này được xét vào một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em và có mức độ nguy hiểm tương đối cao.

Bệnh tay chân miệng do các nguyên nhân nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em được các chuyên gia đưa ra chẩn đoán có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Tuy nhiên, virus gây tay chân miệng thường kí sinh trong đường tiêu hoá của người. Loại virus này có mức độ truyền nhiễm sang người bằng nhiều con đường khác nhau.

Khi trẻ em tiếp xúc với nước bọt của người bị nhiễm tay chân miệng thì khả năng lây bệnh là rất cao. Ngoài ra, sinh hoạt không lành mạnh cũng là một lý do để mầm bệnh phát triển. Trong quá trình tiêu hoá trẻ hấp thụ những chất không tốt, gây nên sự hình thành của virus này. 

Đặc biệt, trẻ bị tay chân miệng một phần cũng là do quá trình vệ sinh tay chân không đúng cách. Khi bé chơi không tránh khỏi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, vì vậy trong quá trình vệ sinh nếu không vệ sinh kỹ sẽ gây nên virus gây bệnh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường không khó để nhận biết. Các dấu hiệu cũng như triệu chứng bệnh rất rõ ràng, giúp các bố mẹ sớm phát hiện bệnh cho con em mình. Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi như:

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện tượng sốt, đau họng

Sốt đau họng là dấu hiệu có thể suy đoán mầm bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Mặc dù sốt là một triệu chứng thường gặp và các mẹ thường không đề phòng đến bệnh tay chân miệng.

Tuy nhiên, nếu có triệu chứng sốt cao liên tục trong vòng từ 2 đến 3 ngày thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Kèm theo đó là bé ho liên tục, thường sẽ bị đau họng, trẻ cũng sẽ quấy khóc nhiều hơn.

Song với đó, sức đề kháng của trẻ dần suy yếu, trẻ sẽ bắt đầu biếng ăn hoặc ăn vào sẽ nôn ra. Các dấu hiệu này cho thấy mầm bệnh đang dần phát triển, nên được phát hiện và điều trị kịp thời.

Lở loét ở vùng miệng

Khi gặp phải hiện tượng bé bị lở loét ở vùng miệng thì có thể khẳng định được rằng mầm bệnh tay chân miệng đang phát triển rất mạnh. Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, gây ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của các bé.

Hiện tượng này được biểu hiện vùng miệng sẽ xuất hiện các vết ban đỏ, sau đó lan dần sang đầu lưỡi và vòm miệng. Các vết phát ban này sẽ làm cho trẻ cảm thấy đau khi nuốt thức ăn hoặc nước miếng.

Nổi phát ban trên cơ thể

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có điểm đặc trưng chính là nổi phát ban trên cơ thể. Đặc biệt là lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé sẽ xuất hiện các dấu hiệu nổi phát ban đỏ.

Nổi vết phát ban được đánh giá là dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Các vết ban này dần dần sẽ lan rộng sang các vùng khác của da, thậm chí là toàn thân. Các vết ban này không gây ngứa, cũng không tạo cảm giác đau, đặc biệt không để lại sẹo khi lành.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiện đang được các chuyên gia bác sĩ điều trị rất hiệu quả và đã chữa khỏi cho hàng trăm nghìn ca bệnh. Theo như sở y tế đưa ra, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế để theo dõi sức khoẻ.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khi phát hiện bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành hạ sốt cho bé nếu có, sau đó bắt đầu theo dõi tình hình sức khoẻ của bé.

Căn bệnh này chỉ cần trẻ ăn uống, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì khả năng hồi phục sớm là rất nhanh. Trong quá trình tiếp nhận điều trị, nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Điều này cũng giúp hạn chế nhiều mối lo cũng như các biến chứng về sau.

Cách thức phòng tránh tối ưu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi bố mẹ phải cẩn trọng. Để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh, bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến các lưu ý sau.

Thường xuyên vệ sinh đúng cách cho bé

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn đúng cách để hạn chế khả năng virus lây sang đường ruột. Rửa tay thường xuyên cũng góp phần loại bỏ vi khuẩn cho cơ thể, giúp bé sinh hoạt lành mạnh hơn.

Mặc khác, nên tắm rửa cho trẻ thường xuyên mỗi ngày, giữ cho bé luôn sạch sẽ mà phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Không nên để bé đưa tay bẩn hoặc đồ chơi bẩn lên miệng. Trong quá trình chăm sóc bé nên hạn chế không được để bé đến các nơi ẩm ướt, dễ phát sinh mầm bệnh.

Mỗi ngày đều phải cung cấp đủ dưỡng chất

Việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ em là việc cần thiết mà bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm. Cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất và protein, hỗ trợ gia tăng sức đề kháng cho bé. 

Đặc biệt là trong giai đoạn bé còn nhỏ, nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, việc cung cấp chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết, quyết định rất lớn đến sức khoẻ của bé.

Quan sát thể chất của bé

Theo dõi và kiểm tra sức khoẻ bé thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh sớm hơn, đưa ra phương án điều trị kịp thời. Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc bé nên quan sát thật kỹ biểu hiện của bé vì giai đoạn đầu bệnh chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Khi bé có dấu hiệu bị bệnh, nên đưa bé đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra. 

Xem thêm một số bệnh ở người tại đây: sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/benh-gan-man-tinh-la-gi-cung-ban-tim-hieu-ve-benh-gan-man-tinh

Kết luận

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em không còn xa lạ và nếu được điều trị đúng cách thì thời gian khỏi bệnh cũng rất nhanh. Tuy nhiên, Sulforaphane cho rằng việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng, bố mẹ nên biết cách bảo vệ con em mình. Thông qua nội dung trên, hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết về căn bệnh này.

 

Bài trước Bài sau