Đường tiêu hóa dễ bị tổn thương và gặp nguy cơ nhiễm vi khuẩn dạ dày HP. Mặc dù là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại phổ biến ở hầu hết đối tượng trong cơ thể trưởng thành, nhất là đặc tính dễ lây lan và có thể phát sinh thêm nhiều biến chứng, dễ tái lại. Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không? là câu hỏi chung mà Kagome nhận được rất nhiều, bạn quan tâm có thể theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây.
Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không? đã được chứng minh qua nhiều bệnh án, nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào dạ dày bình thường, gây ra nhiều tình trạng bệnh nguy hiểm.
Vi khuẩn HP là gì?
Tìm hiểu về loại vi khuẩn HP mang đến cho bạn những thông tin cơ bản để phòng tránh và điều trị (nếu bị nhiễm). Đây là một loại vi khuẩn Helicobacter Pylori tồn tại trong dạ dày người. Từ quá trình trung hòa axit dạ dày mà chúng tồn tại và phát triển.
Đặc điểm của loại này là có thể cộng sinh trong tế bào dạ dày mà không gây ra bất kỳ một tổn thương nào hay triệu chứng gì đặc biệt. Cơ sở khoa học cho thấy vi khuẩn HP được xem là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày.
Triệu chứng của vi khuẩn HP:
Những triệu chứng cho thấy bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn HP đó là bụng đau rát bất thường, thường xuyên nóng bụng nhất là khi đói, hay buồn nôn, ợ chua, chán ăn cảm giác bụng trướng, sụt cân nghiêm trọng…đừng chủ quan với những biểu hiện của “hệ tiêu hóa”rõ ràng như vậy bạn nhé!
Tình trạng kéo dài nên người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, không tập trung, với một số trường hợp có thể đã bị thiếu máu, biểu hiện như da xanh tái nhợt hay chóng mặt đau đầu, ngất xỉu…
Khi xuất hiện những triệu chứng trên chứng tỏ bệnh nhân đã gặp tình trạng bệnh rất nặng, cần được nhập viện và cấp cứu kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác không chỉ là dạ dày.
Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP:
Lây qua đường miệng: Đây là con đường chủ yếu vi khuẩn HP xâm nhập vào trong cơ thể do sự tiếp xúc của người bệnh qua dịch dạ dày hay răng miệng, đó là lý do mà nếu người trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn HP thì các thành viên khác có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Đường phân: Vi khuẩn HP theo phân người bị đào thải xuống sông, hồ ít nhiều sẽ nhiễm vào nguồn nước khiến vi khuẩn lây lan tới cộng đồng. Thói quen ăn uống không lành cũng là nguyên nhân.
Các con đường khác: Trường hợp hi hữu khi sử dụng chung các thiết bị trong khám chữa bệnh như máy nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng hay dụng cụ khám răng là yếu tố vi khuẩn dễ lây lan.
Những đối tượng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP:
Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn HP: Người già sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ (qua đường miệng khi mớm thức ăn), người sinh hoạt ở môi trường có điều kiện cực kém, gia đình có thành viên đã bị nhiễm HP.
Đặc biệt nguy cơ cao ở đối tượng bị loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa,..
Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không? đã có câu trả lời, cực kỳ nguy hiểm cho tất cả các đối tượng nhất là đặc tính có thể lây nhiễm qua những con đường tiếp xúc dễ dàng.
Những biến chứng khi nhiễm vi khuẩn HP
Y học đã chứng minh nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không? sau khi nghiên cứu những bệnh lý gây nên:
Viêm – loét dạ dày, tá tràng
Những vi khuẩn bắt đầu tấn công và đi sâu phá hủy tuyến màng nhầy có ở niêm mạc dạ dày làm cho tế bào này bị ăn mòn dần. Điều này gây nên viêm, loét dạ dày – tá tràng.
Xuất huyết tiêu hóa
Bị viêm – loét dạ dày, tá tràng nhưng không có phương pháp chữa bệnh kịp thời và hiệu quả còn khiến bệnh trở nặng hơn, tại ổ bệnh có thể chảy máu hoặc xuất huyết (gây thiếu máu nhẹ hoặc nặng) nguy hiểm hơn là tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.
Thủng dạ dày
Biến chứng nặng khi ổ loét tại niêm mạc dạ có dấu hiệu phá vỡ hoàn toàn vách dạ dày gây thủng. Nguy cơ cao có thể bị nhiễm trùng dẫn tới viêm phúc mạc và nặng hơn là nguy hiểm tới tính mạng.
Ung thư dạ dày
Có kết quả HP dương tính đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư dạ dày nhiều hơn so với người bình thường. Đặc biệt trong trường hợp người đó có bệnh lý nền như bờ cong nhỏ dạ dày.
Các phương pháp xác định bị nhiễm vi khuẩn HP hay không được nhiều bác sĩ chuyên khoa thực hiện là:
Phương pháp xâm lấn:
Tiến hành nội soi dạ dày, nội soi tá tràng qua đó đánh giá khách quan tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, tình trạng viêm teo niêm mạc… có kết quả và theo dõi sớm. 2 Mẫu mô sinh thiết test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn:
Những xét nghiệm để phát hiện nhiễm vi khuẩn HP hay không bằng việc test hơi thở đồng thời sàng lọc ung thư dạ dày qua việc nội soi, chẩn đoán sớm để nhanh chóng biết cơ thể đang gặp tình trạng gì.
Các phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn HP được xác định là:
Điều trị diệt vi khuẩn HP:
Điều này có hiệu quả cao với những người mắc các bệnh như loét dạ dày, tá tràng và những căn bệnh đường ruột khác; với người đang điều trị hay sau điều trị ung thư dạ dày,...
Điều trị dự phòng ung thư:
Thường áp dụng với người bị nhiễm vi khuẩn HP mà tiền sử người nhà bị ung thư dạ dày, bệnh nhân dùng steroid (NSAIDs) hoặc những trường hợp mới phát hiện bị nhiễm HP.
Những biến chứng khi nhiễm vi khuẩn HP cùng với những phương pháp điều trị và ăn uống nhất là bổ sung sulforaphane hợp chất có lợi cho cơ thể. Hợp chất Sulforaphane có nhiều trong thực phẩm như súp lơ xanh hay các loại cải.
Vậy là bạn đã tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Những phương pháp xác định bệnh, các triệu chứng, hậu quả cũng như phương pháp điều trị chính là thông tin hữu ích bạn nên nằm lòng.