1. Chuột rút là gì?
Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân. Thông thường nó xuất hiện một cách bất ngờ và có thể xảy ra vào ban đêm. Chuột rút có thể ảnh hưởng đến các bắp cơ trong bàn chân hoặc đùi và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa thức dậy.
Chuột rút sẽ gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, hoặc khi đang lái xe.Chuột rút cơ bắp thường không phải là một bệnh nghiêm trọng và có thể được xử lý bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.
2. Nguyên nhân gây chuột rut
- Vận động quá sức
Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.
Vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương dẫn đến bị chuột rút
- Thiếu Canxi
Thiếu canxi trầm trọng dẫn đến hạ canxi máu đột ngột, cơ bị co thắt, chuột rút, gây đau đớn và khó chịu.
- Thiếu Vitamin B
Thiếu hụt vitamin B góp phần gây ra các vấn đề về cơ, chuột rút ở cẳng chân. Chuột rút cơ bắp cũng là triệu chứng cảnh báo.
- Thiếu Vitamin D
Cơ thể không nhận đủ vitamin D có thể dẫn đến đau cơ. Người thiếu vitamin D thường bị chuột rút ở chân. Khắc phục tình trạng thiếu dưỡng chất này có thể giảm chuột rút.
- Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút, nguyên nhân là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém.
Bên cạnh đó, hooc môn của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai và cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Các nguyên nhân này đều có thể khiến bạn bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút ở phụ nữ trong khi mang thai có thể sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.
- Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch
Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu với những người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn như vitamin.
- Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp
Khi bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc một tình trạng khác là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ bạn sẽ bị chuột rút.
Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.
Không khởi động, khởi động không kỹ, không đủ trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng.
- Mất nước, mất cân bằng chất điện giải
Phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.
- Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
- Mất cân bằng điện giải
Mất cân bằng điện giải cũng có thể là nguyên nhân, xảy ra khi mất quá nhiều chất lỏng do đổ mồ hôi, không uống đủ nước, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Chất điện giải gồm các khoáng chất như natri, kali, magiê, canxi, nước. Thiếu natri, kali, canxi có thể gây yếu cơ, co thắt và chuột rút. Magiê có thể có tác dụng tương tự, nếu cơ thể không nhận đủ có thể tạm thời suy giảm chức năng cơ và dẫn đến co thắt.
Mất cân bằng điện giải thường chỉ tạm thời và có thể khắc phục bằng cách bù nước, ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Người gặp triệu chứng buồn nôn, nôn, lú lẫn, co giật hoặc bất tỉnh cần tới bệnh viện vì có thể thiếu natri nghiêm trọng.
Muốn sức khỏe được toàn diện hơn hãy mua ngay Kagome Sulforaphane: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane với mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi sẽ giúp bạn như được trẻ hóa. Tìm hiểu thêm về hợp chất Sulforaphane: https://sulforaphane.com.vn/pages/thanh-phan-sulforaphane
3. Cách khắc phục khi bị chuột rút
Kéo căng: Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế. Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 - 30 giây.
Chích lể cơ bắp: Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút. Cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng.
Xoa bóp: Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis. Cũng có thể day ấn vào huyệt Thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.
Làm ấm: Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút, theo The Siver Post.
Uốn cong ngón chân: Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.
Đi chân trần: Một cách khác là đi chân trần trên sàn nhà, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra. Những bước đơn giản này sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút.
4. Mẹo tránh bị chuột rút
Ăn thực phẩm giàu vitamin: Người bị thiếu hụt vitamin khiến chuột rút cơ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các món giàu vitamin B gồm cá hồi, rau bina, đậu lăng, thịt gà, cam, bơ. Thực phẩm có nhiều vitamin D như cá hồi, nấm, sữa tăng cường, các sản phẩm đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành.
Uống đủ nước: Người tập thể dục, đổ nhiều mồ hôi, ốm, sốt, tiêu chảy cần uống đủ nước để giữ mức điện giải cân bằng, giúp các cơ hoạt động tốt.
Giãn cơ trước và sau tập thể thao: Cách này giúp ngăn ngừa chứng chuột rút cơ bắp do tập thể dục. Thực hành giãn cơ hoặc vận động nhẹ trước khi đi ngủ có thể hạn chế đau cơ, chuột rút ban đêm.