Gan nhiễm mỡ độ 2 uống lá gì để giảm nhẹ triệu chứng?

Gan nhiễm mỡ độ 2 uống lá gì để giảm nhẹ triệu chứng?

Nhiều người khi được chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ 2 thường thắc mắc ''gan nhiễm mỡ độ 2 uống lá gì để giảm nhẹ triệu chứng''. Có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng một số loại trà thảo mộc hoặc các bài thuốc y học cổ truyền có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 4 loại lá giup giảm tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả. 
Xem thêm:

Trà lá sen khô (liên diệp)

Một gợi ý cho câu hỏi gan nhiễm mỡ độ 2 uống nước lá gì chính là trà lá sen khô. Sen ngoài là Quốc hoa của Việt Nam, nó còn được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền từ hàng nghìn năm trước.

Lá sen còn có tên gọi khác là liên diệp hoặc hạ diệp. Tên khoa học: Folium nelumbinis.

Cây sen thường được trồng ở ao hồ, đầm lầy và phổ biến ở vùng đồng bằng trung du của Việt Nam. Lá sen được thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu vì những mùa khác lá sẽ khô héo. Sau khi thu hoạch, lá sen cần được lau rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát để sử dụng dần.

Nghiên cứu cho thấy lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như tannin, quercetin, flavonoid và các khoáng chất khác. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm mỡ máu, phòng bệnh tim mạch và bảo vệ gan khỏi các gốc tự do gây hại. Theo y học cổ truyền, lá sen khô có nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm cân, cầm máu, giảm mỡ máu, giảm mỡ gan, điều trị mất ngủ và hạ huyết áp.

Trà lá sen khô được đánh giá là giúp làm mát gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Trà lá sen khô (liên diệp) (1)

Gan nhiễm mỡ độ 2 uống lá gì? -  Nhân trần

Nhân trần còn có tên gọi khác là chè cát, tuyến hương, hoắc hương núi. Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ: Scrophulariaceae (hoa mõm chó)

Theo y học cổ truyền, nhân trần là một loại cây thuốc Nam thuộc nhóm thuốc lợi thủy thẩm thấp. Nhân trần có vị đắng, tính mát, quy kinh tỳ, vị, can, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, lợi mật và chữa vàng da. Đông y cho rằng các bệnh lý gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và béo phì đều thuộc chứng đàm trệ. 

Bệnh do thói quen ăn đồ béo ngọt, nhiều dầu mỡ lâu ngày, làm tổn thương tạng tỳ gây ra. Tạng tỳ bị đàm thấp trở trệ không vận hóa được thủy cốc, ảnh hưởng đến chức năng thăng thanh giáng trọc, gây triệu chứng béo phì, chán ăn, mệt mỏi, chậm tiêu, sắc da vàng nhợt, đi ngoài phân nát, thối khẳm... Những triệu chứng này tương tự với bệnh lý gan nhiễm mỡ.

Theo y học hiện đại, nhân trần chứa nhiều tinh dầu với các thành phần hóa học như capilen, pinen và xeton. Ngoài ra, dược liệu này còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, chất cumarin và polyphenol. Nước lá nhân trần có khả năng hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ nhờ các tác dụng sau:

  • Tăng cường chức năng gan: Nhân trần chứa các hoạt chất tăng cường chức năng gan, giúp gan sản xuất và bài tiết mật tốt hơn, từ đó giảm lượng mỡ thừa trong gan.
  • Giảm cholesterol: Nhân trần giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong gan.
  • Chống oxy hóa: Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong nhân trần bảo vệ gan khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương gan do gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau khi sử dụng nhân trần:

  • Liều dùng khuyến cáo: 10-30g/ngày.
  • Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo: Cam thảo làm nước nhân trần thơm và ngọt hơn nhưng lại giữ nước, trong khi nhân trần có tính chất đào thải nước. Kết hợp hai loại này có thể gây tương tác thuốc, giảm hiệu quả điều trị và tăng tác dụng phụ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không có vấn đề về gan không nên dùng nhân trần: Nhân trần có tác dụng lợi tiểu, ảnh hưởng đến lượng dịch trong cơ thể mẹ và có thể làm giảm lượng sữa.
  • Không nên uống trà nhân trần hằng ngày: Vì nhân trần có tác dụng lợi tiểu, dẫn đến đào thải nhiều nước và khoáng chất, dễ gây mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung. Nếu gan và mật không có vấn đề, uống trà nhân trần hằng ngày sẽ khiến các cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và dễ sinh bệnh.

Nhân trần

Trà xanh hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ độ 2

Trà xanh là một loại cây được chế biến làm thức uống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Trung Hoa đã sử dụng trà xanh từ hơn 2500 năm trước, và nó đã trở thành một phần văn hóa của họ. Hiện tại, trà xanh được ưa chuộng tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, trà xanh được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nổi tiếng nhất là Thái Nguyên; ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên cũng có sản lượng trà xanh tăng đều hàng năm.

Trà xanh ngày càng được nghiên cứu kỹ lưỡng, và các nhà khoa học đã nhận thấy rằng loại cây này không chỉ là một thức uống phổ biến mà còn có các tác dụng giảm gan nhiễm mỡ nhờ:

  • Bảo vệ gan: Catechin, vitamin C và khoáng chất trong trà xanh có tác dụng giảm lượng chất béo triglyceride tích trữ và ổn định chỉ số men gan, giúp cải thiện tình trạng mỡ trong gan. Trà xanh giúp phá vỡ các tế bào mỡ lưu trữ ở gan, ngăn chặn sự phát triển thành bệnh nặng, cải thiện chức năng gan và đảo ngược sự suy giảm đề kháng chống oxy hóa trong gan.
  • Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như quercetin, flavonoid, carotene, vitamin C và EGCG trong trà xanh có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, trà xanh có tác dụng làm sạch mạch máu và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Sử dụng trà xanh thường xuyên có thể duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Chống lão hóa: Các polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa của cơ thể.

Những điều cần lưu ý khi dùng trà xanh:

  • Hàm lượng caffeine: Trà xanh chứa hàm lượng caffeine lớn, có thể gây chóng mặt, cồn cào, hoa mắt nếu dùng lúc bụng đói.
  • Không dùng ngay sau khi ăn: Tránh dùng trà xanh ngay sau khi ăn vì chất tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Táo bón: Hoạt chất tannin trong trà xanh có tác dụng cầm tiêu chảy, vì vậy người bị táo bón nên hạn chế sử dụng.
  • Ảnh hưởng giấc ngủ: Caffeine trong lá trà xanh có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, tăng mức độ tập trung và hoạt động của não bộ. Uống trà xanh vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ, do đó người có rối loạn giấc ngủ không nên uống trà xanh, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Giảm hấp thu sắt: Trà xanh làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể nên những người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên sử dụng trà xanh.
  • Thời điểm sử dụng: Nên dùng trà xanh vào sáng sớm để giúp đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập.

Trà xanh hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 uống lá gì? - Lá Cà gai Leo

Cà gai leo còn được gọi là chẽ nam (Tày), cà gai dây, cà quýnh, cà quạnh, brong goon (Bana). Tên khoa học: Solanum hainanense Hance. Họ: Solanaceae (Cà).

Phần rễ và cành lá của cà gai leo được sử dụng làm thuốc, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô để bảo quản, có thể dùng tươi.

Những năm gần đây, cà gai leo đã được nghiên cứu và cho thấy nhiều tác dụng vượt trội đối với sức khỏe con người. Do đó sản lượng canh tác và sản xuất các chế phẩm từ cà gai leo tăng đáng kể. Trà cà gai leo là một trong những chế phẩm phổ biến nhất vì dễ sản xuất, bảo quản và sử dụng để hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, cà gai leo là một loại thảo dược có vị hơi the, tính ấm, chứa lượng độc tố không đáng kể nên an toàn khi dùng. Nó có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng để điều trị tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn, viêm gan, giải độc gan, mụn nhọt và lở ngứa.

Theo y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà gai leo có khả năng giúp giảm gan nhiễm mỡ độ 2 qua những cơ chế như:

  • Giảm lượng mỡ tích tụ trong gan: Cà gai leo chứa các hoạt chất như glycoalcaloid, flavonoid và saponin có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, tăng cường chuyển hóa lipid, giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong gan.
  • Chống viêm, bảo vệ gan khỏi tổn thương: Cà gai leo ức chế quá trình viêm gan, bảo vệ gan khỏi tổn thương do các yếu tố gây hại như rượu bia, thuốc lá và hóa chất.
  • Tăng cường chức năng gan: Trà cà gai leo tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Ức chế xơ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B: Hoạt chất glycoalcaloid trong cà gai leo ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B, giảm nồng độ virus trong máu và kích thích phục hồi tế bào gan. Ngoài ra, glycoalcaloid còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn chặn hình thành các sợi collagen trong gan, từ đó ức chế xơ gan hiệu quả.
  • Tác dụng giải rượu: Cà gai leo còn được sử dụng để chữa say rượu. Sau khi uống rượu, nếu đã bị say, uống nước sắc từ rễ cà gai leo sẽ giúp giải rượu.

Liều dùng khuyến cáo của cà gai leo là 16-20g dược liệu khô/ngày.

Lá Cà gai Leo

Trên đây là 4 loại lá hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ, đặc biệt là gan nhiễm mỡ độ 2 hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng các loại lá trên một cách phù hợp, không nên sử dụng một loại lá quá nhiều hoặc quá lâu trong thời gian dài để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

 
Bài trước Bài sau