1. Triệu chứng của người bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh lý xảy ra ở ruột già khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, có các vết viêm loét xuất hiện trên bề mặt niêm mạc. Bệnh được hình thành chủ yếu do yếu tố nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hay môi trường sống ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập ký sinh trong ruột phát triển và tạo viêm loét.
Viêm đại tràng được chia thành 2 dạng chính là cấp tính và mạn tính. Trong mỗi loại sẽ có các dấu hiệu nhận biết bệnh và cách chữa trị khác nhau. Ngoài ra bệnh có thể hình thành do một số nguyên nhân khác liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như: Căng thẳng, lạm dụng thuốc kháng sinh, táo bón kéo dài…
Khi mắc bệnh bạn có thể gặp các triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi… gây mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
Bệnh viêm đại tràng dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… nếu không được điều trị kịp thời.
2. Tại sao bị đại tràng cần ăn uống hợp lý
Những bệnh nhân viêm đại tràng dùng thuốc thôi chưa đủ. Thuốc Tây y dù rất tốt nhưng chỉ chữa được bệnh tại thời điểm đó, bệnh vẫn có thể tái phát lại. Bác sĩ thường khuyên rằng cần phải có sự kết hợp giữa dùng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị viêm đại tràng.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ giúp giảm kích thích niêm mạc, đại tràng có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Không chỉ những bệnh nhân bị viêm đại tràng mà hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa đều nên duy trì chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Người bị viêm đại tràng nên ăn gì?
Ăn các loại cá: Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi không chỉ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn tốt cho bệnh đại tràng. Trong thành phần của chúng giàu omega 3 rất dễ hấp thụ. Omega 3 có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào và hormone điều hoà quá trình đông máu, giảm viêm hiệu quả trên niêm mạc đại tràng.
- Sữa chua: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều probiotics rất có lợi cho đường ruột và giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chỉ nên ăn những loại sữa chua ít đường hoặc không có đường. Bên cạnh đó, sữa chua nên có độ chua vừa phải, tránh chua quá sẽ kích thích vết loét.
- Quả bơ: Đây là loại quả có phần thịt mềm mịn, dẻo thơm và cũng giàu dinh dưỡng cho cơ thể. Các chất béo không bão hòa và vitamin E có trong quả bơ có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng.
- Rau họ bí: Người bị bệnh về đại tràng được khuyến khích ăn nhiều các loại rau họ bí như bí ngô, bí xanh,... để bổ sung dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
4. Người bị viêm đại tràng kiêng ăn gì?
Thực phẩm ngọt, nhiều đường
Viêm đại tràng kiêng ăn gì? Câu trả lời đầu tiên chắc chắn không thể bỏ qua đó chính là thực phẩm nhiều đường. Lý do vì thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện, có thể gây kích thích đường tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong ruột phát triển gây ra viêm đại tràng.
Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể bị tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu,... nếu ăn quá nhiều đường cùng lúc. Đồ ăn ngọt cũng có thể dẫn đến biến động đường huyết và gây ra tiêu chảy, một triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng.
Đồ ăn khô cứng, khó tiêu hoá
Người bệnh cần kiêng hoàn toàn những thực phẩm thô, cứng và khô. Thức ăn khô cứng như hạt lanh, hạt óc chó và các thực phẩm xơ cứng khác có thể tạo áp lực lên dạ dày và ruột, làm tăng triệu chứng đau bên trong và đầy bụng.
Thậm chí có nhiều trường hợp nặng, thức ăn cọ xát mạnh khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, gián tiếp làm cho bệnh viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng luôn hấp dẫn đối với vị giác. Tuy nhiên nạp các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, bụng đầy hơi. Ngoài ra các loại đồ ăn này còn kích thích tình trạng viêm loét diễn biến nặng hơn.
Do đó bạn nên kiêng và hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán, gà rán, khoai tây rán, các loại bánh chiên rán, mì cay, ớt, tiêu…Thay vào đó bạn nên ăn đồ luộc để dễ tiêu hóa hoặc ăn đồ chiên bằng nồi chiên không dầu để hạn chế dung nạp nhiều chất béo.
Chất kích thích
Các thức uống có gas, chất caffeine hoặc cồn có thể khiến đại tràng, ruột bị kích thích co thắt mạnh dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, tiêu thụ những loại đồ uống như cà phê, trà đặc, rượu, bia,... còn khiến tình trạng viêm đại tràng nặng hơn, quá trình điều trị gặp khó khăn và khả năng biến chứng cao hơn.
5. Lưu ý chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng
- Ăn uống điều độ, đúng giờ đúng bữa, tránh tình trạng đói khi nào ăn khi đó.
- Không ăn quá no khiến bụng căng tức, gây áp lực lên hệ tiêu hoá.
- Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giảm bớt gánh nặng cho đại tràng.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít, tốt nhất là uống vào sáng sớm, lúc mới ngủ dậy và một giờ trước khi ăn.
– Luôn luôn ăn chín uống sôi, chủ động bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, chuối, đu đủ, táo, rau ngót, cải xanh…
+ Protein hay chất đạm nạp vào cơ thể chỉ 1g/ kg/ ngày
+ Chất béo không quá 15g/ ngày
+ Năng lượng yêu cầu cần cho cơ thể là 1600 – 1700 calo
– Rửa tay hàng ngày trước khi ăn uống, sau khi tiếp xúc với bề mặt nơi công cộng. Luôn đảm bảo dọn dẹp vệ sinh chỗ ở hàng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kagome Sulforaphane để cải thiện tình trạng bệnh viêm đại tràng. Viên uống với các thành phần tự nhiên, chiết xuất từ mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.