Men gan cao là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà mọi người hay gặp phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý của cơ thể. Vậy làm sao để nhận biết bạn có bị men gan cao không, theo dõi ngay bài biết ''4 Triệu chứng men gan cao bạn không thể chủ quan'' dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Xem thêm
- Men gan cao có nguy hiểm không? Biện pháp phòng ngừa men gan cao hiệu
- Khi nào nên dùng thuốc hạ men gan? Thuốc nào tốt?
- Chỉ số men gan cao bao nhiêu thì nguy hiểm?
4 Triệu chứng men gan cao hay gặp
Thông thường, khi chỉ số men gan tăng nhẹ, tăng 1 đến 2 lần so với mức bình thường, bệnh nhân sẽ không có các triệu chứng men gan cao rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên trầm trọng, chỉ số men gan tăng cao gấp 3-10 lần so với mức độ bình thường, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiền nhiều triệu chứng dễ nhận biến hơn. Trong đó 4 triệu chứng men gan cao phổ biến nhất gồm:
Da bị nổi mẩn và ngứa
Gan đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là khả năng thanh lọc và đào thải các chất độc hại từ nước uống và thức ăn. Khi gan gặp vấn đề, chức năng gan bị ảnh hưởng, các hoạt động thanh lọc và thải độc của gan bị suy yếu. Lâu ngày, lượng chất có hại tích tụ trong cơ thể sẽ tăng cao, gây ra biểu hiện bất thường như nổi mề đay và mẩn ngứa.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt tình trạng ngứa do bệnh lý về gan hay ngứa do thời tiết khó chịu hoặc ô nhiễm. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tuyến bã hoạt động liên tục, sẽ cũng dẫn đến biểu hiện nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng.
Màu nước tiểu màu vàng đậm hơn và màu phân nhạt đi
Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi gan phá vỡ các tế bào hồng cầu già. Bình thường, bilirubin trong gan kết hợp với một chất khác, sau đó được bài tiết vào mật. Mật tiếp theo được đưa tới ruột, nơi nó giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Bilirubin trong mật sẽ được chuyển hóa thành stercobilin, tạo ra màu nâu cho phân.
Khi gan bị tổn thương, việc xử lý bilirubin trở nên kém hiệu quả, dẫn đến tích tụ bilirubin trong máu, gây ra triệu chứng men gan cao là tình trạng vàng da (da và mắt có màu vàng). Bilirubin dư thừa trong máu cũng có thể bài tiết qua thận, khiến nước tiểu có màu vàng đậm hơn (màu hổ phách sẫm hoặc màu nâu).
Phân nhạt là do thiếu hoạt chất stercobilin. Khi gan không thể liên hợp bilirubin hiệu quả, bilirubin không được bài tiết vào mật. Do đó, stercobilin (chất tạo ra màu nâu cho phân) không được tạo ra, dẫn đến phân có màu nhạt hơn bình thường (màu đất sét hoặc màu trắng).
Ngoài ra, gan bị tổn thương cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất béo của cơ thể. Chất béo không được tiêu hóa có thể đi vào phân, khiến phân có màu xám hoặc mỡ.
Cơ thể bị phù nề
Khi bị tổn thương gan, một triệu chứng men gan cao có thể gặp là tình trạng cơ thể sưng tấy và phù nề do dịch bị tích tụ. Điều này được giải thích là do, gan bị suy giảm chức năng nên không thể sản xuất đủ albumin. Đây là một loại protein do gan sản xuất và có vai trò giữ nước trong mạch máu.
Nếu lượng albumin trong máu thấp, sẽ khiến dịch bị rò rỉ khỏi mạch máu vào các mô xung quanh, dẫn đến phù nề. Bên cạnh đó, việc gan bị tổn thương và suy yếu, cũng đồng thời khiến máu chảy qua gan bị cản trở, làm tăng áp lực tĩnh mạch, từ đó tăng đẩy dịch từ máu vào các mô xunh quanh gây triệu chứng men gan cao phù nề cơ thể.
Ngoài ra, gan gặp vấn đề cũng sẽ kéo theo chức năng thận và các hormone nội tiết của cơ thể thay đổi, làm tích tụ chất lỏng, gây tích nước cơ thể.
Vàng da
Biến đổi màu sắc của da (vàng da) cũng là triệu chứng men gan cao rất phổ biến.Thực tế, sự biến đổi này xuất phát từ việc gan không thể thực hiện chức năng chuyển hóa và loại bỏ bilirubin, làm bilirubin tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng da và mắt bị vàng. Đôi khi, các bệnh nhân có thể bị vàng trên móng tay và màng nhầy bất thường trong khoang miệng.
Một số triệu chứng men gan cao không điển hình khác gồm:
- Mệt mỏi, uể oải, giảm ham muốn tình dục và đôi khi sốt nhẹ.
- Cảm giác chán ăn, mất ngon miệng, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Có thể xuất hiện đau nhẹ ở vùng hạ sườn phải, kéo dài, do tăng chỉ số men gan trong máu.
Khi phát hiện bất kỳ biểu hiện không bình thường nào trên cơ thể, việc đi khám sức khỏe để theo dõi bệnh lý là vô cùng cần thiết. Phát hiện bệnh sớm không chỉ giúp bạn hồi phục nhanh chóng mà còn ngăn chặn các biến chứng bệnh gan nguy hiểm có thể xảy ra.
Những nguyên nhân gây men gan cao
Men gan cao có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý liên quan đến cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Viêm gan: Men gan cao có thể là dấu hiệu của viêm gan do các loại virus như viêm gan A, B, C và cả nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan.
- Lạm dụng rượu: Sử dụng rượu, bia thường xuyên và quá mức có thể làm tăng men gan, gây tổn thương tế bào gan và suy giảm chức năng gan.
- Bệnh lý đường mật: Các vấn đề như nhiễm trùng, khối u hoặc sỏi ở đường mật cũng có thể làm tăng men gan.
- Sử dụng thuốc: Tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây tăng men gan và tổn thương gan.
- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại như chứa aflatoxin, chất bảo quản, hoặc nấm mốc có thể gây tăng men gan và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm ung thư gan.
- Bệnh lý khác: Men gan cao cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh hô hấp, và bệnh tim mạch.
Khi gặp triệu chứng men gan cao thì phải làm như thế nào?
Khi bị men gan cao, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Đi khám bác sĩ
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn không nên tự ý dùng thuốc, mà cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Bác sĩ sẽ thông qua việc tìm hiểu về tiền sử bệnh lý, lối sống, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc của bạn, cũng như các xét nghiệm liên quan để có hướng điều trị cụ thể.
2. Điều trị không dùng thuốc
Trong các trường hợp nhẹ, phương pháp điều trị không dùng thuốc thường được các chuyên gia khuyến nghị. Một số biện pháp cụ thể bao gồm:
- Hạn chế hoặc bỏ rượu bia: Rượu bia là nguyên nhân chính gây tổn thương gan và làm tăng men gan.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol, đường và muối.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hầu hết các ngày trong tuần.
- Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì: Béo phì có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tăng men gan.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để gan có thời gian phục hồi.
- Tránh sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương gan và làm cho việc điều trị men gan cao trở nên khó khăn hơn.
- Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn lành tính từ thiên nhiên như viên uống bảo vệ gan Sulforaphane Kagome Nhật Bản.
3. Điều trị dùng thuốc
Tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp hạ men gan, chẳng hạn như thuốc hạ cholesterol, thuốc chống virus hoặc thuốc lợi tiểu.
- Liệu pháp tiêm: Liệu pháp tiêm interferon hoặc ribavirin có thể được sử dụng để điều trị viêm gan virus B hoặc C.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp hiếm gặp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị nguyên nhân khiến men gan cao, chẳng hạn như sỏi mật hoặc ung thư gan.
Để giảm các triệu chứng men gan cao tốt nhất, bạn hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi thăm khám định kì, để bác sĩ có thể phát hiện bất thường và điều chỉnh biện pháp điệu trị kịp thời. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn hiểu hơn về các triệu chứng men gan cao. . Từ đó, giúp mọi người dễ dàng nhận biết các triệu chứng men gan cao và điều trị khi cần thiết, ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.