Tiêm Phòng Viêm Gan B Ở Đâu? Những Điều Cần Biết Khi Tiêm Phòng

Tiêm Phòng Viêm Gan B Ở Đâu? Những Điều Cần Biết Khi Tiêm Phòng

Tiêm phòng viêm gan B là một phương pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa viêm gan B. việc tiêm vacxin ngăn ngừa là điều vô cùng cần thiết, sẽ giúp cơ thể có lớp màn bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về việc tiêm vacxin viêm gan B.

Viêm gan B là bệnh gì?

Tiêm phòng viêm gan B trở nên thịnh hành và hầu hết khuyến khích mọi người đều nên thực hiện. Để có thể hiểu hơn về mức độ cần thiết của việc tiêm ngừa vacxin bạn đọc nên biết rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh viêm gan B là một căn bệnh phổ biến và gây nên nhiều phiền toái cho người bệnh. Viêm gan B gây ảnh hưởng đến  chức năng của gan, làm cho gan hoạt động không còn bình thường. Không những thế, viêm gan B có hai mức độ là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.

Nếu như nhiễm viêm gan B cấp tính thì khả năng điều trị dứt điểm cao, tuy nhiên nếu viêm gan B mãn tính thì khó mà điều trị dứt điểm bệnh. Viêm gan B làm cho cơ thể trở nên ốm yếu, các triệu chứng như buồn nôn, cơ thể mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, dẫn đến công việc trì trệ.

Thậm chí, viêm gan B còn làm vàng da, đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu tình trạng viêm gan B kéo dài vẫn chưa được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng u gan, xơ gan, ung thư gan.

Tại sao nên tiêm phòng viêm gan B?

Tại sao nên tiêm phòng viêm gan B?

 

Tiêm phòng viêm gan B để tránh tình trạng bệnh diễn ra, đặc biệt đối với những người hay sử dụng rượu bia thì nên tiêm phòng ngừa từ sớm. Các chuyên gia cho rằng, việc tiêm phòng sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ gan. Bệnh viêm gan B là do virus xâm nhập vào cơ thể, kí sinh ở gan. Khi tiêm vacxin phòng bệnh, gan sẽ có lớp bảo vệ, loại bỏ sự xâm hại của virus.

Đặc biệt, theo như khảo sát, những người mắc bệnh viêm gan B nhưng có tiêm phòng vacxin trước đó sẽ dễ điều trị hơn là người không tiêm vacxin. Vacxin viêm gan B sẽ giúp quá trình hình thành bệnh diễn ra chậm hơn, sự nhân lên của virus cũng diễn ra chậm.

Hiện nay có rất nhiều cách bảo vệ, giải độc gan như là sử dụng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tiêm vacxin phòng ngừa vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Quy trình tiêm vacxin cũng không quá phức tạp, bạn đọc chỉ cần đến cơ sở y tế và tiến hành tiêm. Tiêm phòng vacxin sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, gan được bảo vệ an toàn, không cần phiền toái vì những triệu chứng mà viêm gan B gây ra.

Xem thêm về bệnh xơ gan B tại đây: sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/gan-nhiem-mo-co-nguy-hiem-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri

Độ tuổi nào có thể tiêm phòng viêm gan B?

Tiêm phòng viêm gan B luôn nhận về sự ưu ái của nhiều người trong việc phòng ngừa virus viêm gan B.Theo các chuyên gia, vacxin có thể tiêm phòng cho nhiều độ tuổi khác nhau.

Độ tuổi nào có thể tiêm phòng viêm gan B?

 

Việc tiêm phòng vacxin có thể tiêm bất cứ lúc nào và không giới hạn độ tuổi nhất định. Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh nên được tiêm từ khi sinh ra để bảo vệ cơ thể trẻ tốt hơn. Tuy nhiên, vacxin viêm gan B cần được tiêm nhiều lần và nên tiêm theo định kỳ từ bác sĩ. Việc tiêm vacxin viêm gan B càng sớm sẽ giúp bảo vệ gan tốt hơn, cải thiện nhiều vấn về gan.

Đặc biệt đối với bác sĩ, những người làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm, người có người nhà mắc bệnh viêm gan B thì càng nên tiêm vacxin ngừa càng sớm càng tốt. Như đã biết tiêm vacxin ngừa viêm gan B hoàn toàn mang lại lợi ích cho cơ thể.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay từ khi sinh ra trong 24h đầu là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì trong 24h đầu sức đề kháng của trẻ còn yếu, là cơ hội để virus xâm nhập vào cơ thể, chính vì vậy bác sĩ thường sẽ tiêm cho trẻ vacxin phòng ngừa trong khoản thời gian này.

Người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên giao tiếp và tiếp xúc với nhiều người càng phải được tiêm phòng đầy đủ. Kể cả người lớn tuổi cung nên tiêm vacxin đầy đủ và đúng định kỳ.

Tiêm phòng viêm gan B thì cần tiêm mấy mũi?

Tiêm phòng viêm gan B cần tiêm nhiều lần mới đảm bảo công dụng bảo vệ được phát huy. Tuỳ theo trẻ em và người lớn mà số lượng mũi tiêm và thời gian tiêm giữa các mũi sẽ có sự khác nhau.

Tiêm phòng viêm gan B thì cần tiêm mấy mũi?

 

Đối với trẻ em ngay từ khi trẻ sinh ra sẽ được tiêm một mũi kháng viêm gan B. Sau đó khi trẻ đầy 1 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi thứ 2, các mẹ nên chú ý đưa con em mình đi tiêm đúng định kỳ. Mũi thứ 3 được tiêm khi bé tròn 2 tháng tuổi, lúc này sức đề kháng của trẻ vẫn còn kém, vì vậy việc tiêm vacxin kháng viêm sẽ giúp bảo vệ cơ thể bé. Mũi thứ 4 cũng là mũi cuối cùng cho trẻ thì được tiêm khi bé tròn 1 tuổi. Sau khi tiêm mũi thứ 4 nên đi kiểm tra xem trẻ có nhiễm kháng thể viêm gan B không để đảm bảo công dụng của thuốc là hiệu quả. 

Tiêm phòng viêm gan B cho người lớn thì liệu trình tiêm vacxin có phần đơn giản hơn trẻ sơ sinh. Mũi 1 có thể tiêm bất cứ khi nào nếu đang ở trong độ tuổi 12 trở đi. Khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 là 1 tháng, và sau 5 tháng tiếp tục tiêm mũi thứ 3.Nếu như xét nghiệm dương tính với HbsAb thì chỉ cần cách 5 năm đi tiêm một liều nhắc lại là được.

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi tiêm viêm gan B mấy mũi cho người lớn thì chưa thể trả lời chính xác. Tuỳ theo kết quả xét nghiệm và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình tiêm hiệu quả.

Trước khi tiêm phòng viêm gan b nên làm gì?

Tiêm phòng viêm gan B là việc làm rất quan trọng và cần đặc biệt chú ý đến. Trước khi tiêm phòng, bạn đọc cần thực hiện các điều sau để đảm bảo quá trình tiêm ngừa thuận lợi hơn.

Trước khi tiêm phòng viêm gan b nên làm gì?

 

Chọn cơ sở tiêm phòng uy tín

Chọn cơ sở tiêm phòng uy tín là việc rất quan trọng mà bạn đọc cần đặc biệt chú ý đến. Một cơ sở có đầy đủ thiết bị dụng cụ y tế với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp quá trình tiêm thuận lợi.

Hơn nữa, khi tiêm phòng ở những cơ sở uy tín bạn cũng sẽ yên tâm vacxin không phải giả mạo. Một cơ sở uy tín rất quan trọng, tiêm ngừa đúng cách, an toàn, từ đó hiệu quả cũng cao và chất lượng.

Hiện nay có nhiều cơ sở tiêm phòng được lập ra, và không tránh khỏi những cơ sở giả mạo. Cơ sở tiêm phòng uy tín là những nơi có liên kết với bệnh viện hoặc có giấy tờ đầy đủ rõ ràng. Hãy chọn cơ sở tạo được lòng tin với bệnh nhận để tránh gặp phải tình trạng lừa đảo khi đi tiêm phòng.

Làm xét nghiệm trước khi tiêm

Làm xét nghiệm trước khi tiêm phòng là việc mà nhiều người cần phải làm trước khi tiêm vacxin phòng ngừa. Làm xét nghiệm để xác định bản thân có dương tính với kháng viêm HbsAb không.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, bạn không cần phải tiêm vacxin lần nữa. Nếu kết quả xét nghiệm cho ra kết quả âm tính thì cần phải tiêm vacxin và tiêm đầy đủ lộ trình bác sĩ đưa ra.

Đặc biệt, đối với những người đã mắc bệnh viêm gan B và được chữa khỏi thì có thể không cần tiêm vacxin. Chỉ cần cách 5 năm đến cơ sở để tiêm mũi nhắc lại là được, không cần tiêm theo lộ trình. 

Chuẩn bị tinh thần, sức khoẻ ổn định

Tinh thần là điều rất quan trọng nếu muốn quá trình tiêm vacxin được diễn ra thuận lợi hơn. Hãy giữ tinh thần thoải mái, ổn định để có thể luôn được thư giãn và tránh tình trạng căng thẳng.

Không những thế, nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể vì khi tiêm xong cơ thể sẽ mất nước. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trước khi tiêm và không nên ăn quá no khi tiêm.

Để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi hơn, hãy ghi nhớ kỹ ngày tiêm để tránh trễ hạn. Đối với trẻ em sơ sinh, khi tiêm phòng không tránh gọi việc trẻ sẽ gào khóc. Chính vì vậy các mẹ nên vỗ về trẻ và làm cho trẻ ngồi yên đến để tránh làm cho trẻ động đậy làm sai lệch vị trí tiêm.

Sau khi tiêm phòng viêm gan B nên làm gì?

Tiêm phòng viêm gan B là vacxin không quá nặng vì vậy sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ thể hồi phục đúng cách và nhanh hơn, cần thực hiện những điều sau:

Sau khi tiêm phòng viêm gan B nên làm gì?

Bổ sung nhiều dưỡng chất

Bổ sung dưỡng chất là điều hết sức cần thiết sau khi tiêm phòng viêm gan B. Vacxin ngừa viêm gan B sẽ làm phần bắp tay cảm thấy đau nhức, nếu như có sức đề kháng kém thì không tránh khỏi tình trạng nôn.

Nên cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin đầy đủ để cơ thể hồi phục nhanh nhất. Ăn những thực phẩm giàu chất đạm, protein, vitamin để cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tiêm phòng viêm gan B sẽ làm cơ thể mất nước, vì vậy hãy cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Có thể uống nước dừa để vừa cung cấp dưỡng chất, vừa làm mát cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Đơn cử như hoạt chất Sulforaphane có chứa trong súp lơ xanh. Hoạt chất này có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh ung thư. Sulforaphane hiện đã được chiết xuất thành nhiều sản phẩm chức năng để phát huy tối đa tác dụng 

Nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý và tránh vận động mạnh sau khi tiêm vacxin viêm gan B là điều cần thiết. Sau khi tiêm về nên nghỉ ngơi đúng cách và hạn chế hoạt động mạnh. Đặc biệt, ở vị trí tiêm vacxin nên được bảo vệ, tránh va đập mạnh làm đau, nhức. Sau khi tiêm phòng viêm gan B không nên tập thể dục, mà đi nên đi lại hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.

Kiêng gì sau khi tiêm viêm gan B

Sau khi tiêm viêm gan B tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, chất kích thích. Trong rượu, bia có nồng độ công sẽ làm ức chế hệ miễn dịch làm cho khả năng chống viêm nhiễm kém hơn. Không những thế, uống rượu bia sẽ làm cho cơ thể mất nước, làm cho công dụng của vacxin kém hiệu quả hơn.

Nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, những thực phẩm có nhiều đầu mỡ, điều này sẽ làm tăng phản ứng viêm gây hại cho cơ thể. Tuyệt đối không nên ăn những đồ ăn có nhiều chất béo bão hoà sau khi tiêm vacxin viêm gan B.

Những trường hợp không được tiêm vacxin viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B tuy đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng có thể tiêm vacxin. Những trường hợp không nên tiêm vacxin ngừa viêm gan B như sau, bạn đọc nên chú ý: 

Những trường hợp không được tiêm vacxin viêm gan B

  • Đối với những trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc. Những người dị ứng với nấm men thì không nên tiêm vacxin viêm gan B vì thành phần chủ yếu của vacxin viêm gan B.

  • Trước khi tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo trẻ không bị bệnh, sức đề kháng của trẻ ổn định. Người lớn trước khi tiêm vacxin thì không bị ốm, sốt, tình trạng sức khoẻ ổn định.

  • Những người có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, bệnh thận, bệnh gan, đái tháo đường thì không nên tiêm vắc xin viêm gan B.

Tác dụng phụ khi tiêm phòng viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B sẽ không tránh khỏi việc tác dụng phụ xảy ra. Sau khi tiêm vacxin viêm gan B sẽ không tránh khỏi gây ra các tác dụng phụ. Nếu gặp các triệu chứng sau khi tiêm viêm gan B bạn không nên quá lo lắng mà hãy kiên trì điều trị bệnh.

  • Cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu gây nên những triệu chứng nhức mỏi cơ thể. Cơ thể sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau mỏi xương khớp.

  • Các triệu chứng nặng hơn cơ thể xảy ra như tụt huyết áp, hệ thần kinh gây ra các phản ứng gây nên bệnh não, thần kinh ảnh hưởng gây viêm. Tuy nhiên, đây là những tác dụng phụ rất hiếm gặp và rất ít người gặp phải.

Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng viêm gan B

Khi thực hiện tiêm phòng viêm gan B có một số câu hỏi nhiều người thắc mắc. Các vấn đề này đều được bác sĩ tiếp nhận và giải đáp như sau:

Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng viêm gan B

 

Phụ nữ có thai tiêm phòng viêm gan B được không?

Phụ nữ có thai tiêm phòng viêm gan B là điều không được khuyến khích. Trước khi tiêm ngừa nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám tình trạng sức khoẻ để xác định có nên tiêm hoặc không tiêm vacxin.

Đối với việc tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai thì các chuyên gia giải đáp là sau 3 tháng, nhanh nhất và 1 tháng so với mũi tiêm cuối cùng. Nếu phụ nữ đang mang thai và tiêm phòng viêm gan B thì không nên tiêm tiếp mũi 2 mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trễ lịch tiêm phòng mũi tiếp theo có sao không?

Tiêm phòng viêm gan B không đúng lịch sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Đối với việc tiêm phòng sớm hơn dự kiến sẽ gây ra kích ứng thuốc, gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.

Tiêm phòng viêm gan B quá lịch hẹn sẽ làm giảm hiệu quả của vacxin phòng ngừa. Nên tiêm phòng theo đúng lịch hẹn để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Khi đã được bác sĩ thông báo tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh mấy mũi và lịch tiêm các mũi thì bố mẹ nên lưu ý. Hãy đưa trẻ đi tiêm đúng lịch hẹn để đảm bảo trẻ được bảo vệ và phát triển bình thường.

Người bị viêm gan B có tiêm phòng được không?

Người bị viêm gan B không nên tiêm phòng vacxin viêm gan B. Không chỉ vậy, những người bị bệnh gan tuyệt đối không nên tiêm vắc xin phòng ngừa.

Khi bệnh viêm gan B nhưng vẫn tiêm phòng sẽ gây ra ức chế cho cơ thể, đặc biệt sẽ làm phản tác dụng của vắc xin. Không những thế, khi bị bệnh về gan, lúc này gan đã bị tổn thương, nếu tiếp tục tiêm vacxin phòng ngừa thì không những bảo vệ gan mà còn gây ra những tác dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Giá tiêm phòng viêm gan B hiện nay là bao nhiêu?

Giá tiêm phòng viêm gan B cho người lớn và trẻ em sẽ có sự chênh lệch nhau, nhưng chênh lệch không đáng kể. Giá tiêm phòng cho người lớn thường cao hơn so với trẻ sơ sinh.

Giá tiêm phòng viêm gan B hiện nay là bao nhiêu?

Giá tiêm vacxin cho người lớn

Giá vacxin viêm gan B cho người lớn giao động từ 170.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ, mức giá này được đánh giá khá phù hợp với cuộc sống hiện nay. Tuỳ theo loại vacxin mà bạn tiêm mà mức giá sẽ có sự chênh lệch nhau.

Với mức giá như vậy thì sau 4 lần tiêm mức giá sẽ giao động từ 700.000 đến 1.000.000 VNĐ. Mức giá này phù hợp cho tất cả mọi người, vì vậy lượng người tiêm vacxin viêm gan B bảo vệ cơ thể ngày càng tăng.

Giá tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh

Giá tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh thường thấp hơn so với người lớn vì liều lượng ít hơn. Đối với trẻ em thì mỗi lần tiêm sẽ mất 116.000 VNĐ cho 0,5 ml. Với mức giá này thì rất phù hợp cho các gia đình tiêm vacxin cho con em mình.

Nếu tính theo mức giá này thì trung bình 4 lần tiêm các bậc phụ huynh sẽ mất dưới 500.000 VNĐ. Trẻ em là mầm mống của quốc gia, vì vậy tiêm vacxin bảo vệ trẻ sẽ giúp các bé được trưởng thành an toàn, thuận lợi hơn.

Kết luận

Tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng cho gan. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B. Hãy tiêm ngừa vắc xin viêm gan B sớm nhất có thể để bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu thêm về công ty Kagome và các sản phẩm khác của công ty: https://sulforaphane.com.vn/pages/ve-kagome

Bài trước Bài sau