Đột quỵ - Căn bệnh nguy hiểm tuyệt đối không chủ quan

Đột quỵ - Căn bệnh nguy hiểm tuyệt đối không chủ quan

Có rất nhiều căn bệnh gây ra tử vong, tuy nhiên, một những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trẻ gần đây là căn bệnh đột quỵ. Đột quỵ xảy ra không ngoại trừ bất cứ lứa tuổi nào, nhất là người có tiền sử bệnh mạch vành. Cùng Sulforaphane tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này để có hướng phòng chống và xử lý khi cần thiết nhé 

Đột quỵ là gì và xảy ra khi nào ?

Đột quỵ là khi hệ tuần hoàn gặp một vài vấn đề hoặc sự cố, từ đó ngừng cung cấp ô xi cho tế bào não trong một khoảng thời gian đủ dài

Bệnh đột quỵ được phân thành 2 loại chính:

– Đột quỵ gây ra do tắc mạch máu làm thiếu oxi cung cấp cho não (Nhồi máu não): Chiếm khoảng 80%.

– Đột quỵ gây ra do vỡ mạch máu não (Xuất huyết não): Chiếm khoảng 20%.

Cụ thể, khi bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu khiến máu không thể lưu thông như bình thường, do đó ngăn chặn nguồn oxi cung cấp cho tế bào nào, làm não ngừng hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tình trạng tắc nghẽn mạch máu bị gây ra bởi hiện tượng các mảng xơ vữa động mạch tích tụ nhiều dần sau đó bong tróc, hoặc đột biến làm hẹp động mạch như động mạch cảnh ở vùng trước cổ, trong sọ, đốt sống phía sau cổ. Một vài lý do khác cũng thường gặp như xuất hiện bệnh rối loạn nhịp tim tạo ra cục máu đông, bệnh van tim, đa hồng cầu…Tất cả những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não bị ngưng trệ do lòng mạch máu không thể vận chuyển bình thường. Thời gian dài, khi tế bào não hoạt động chậm, thâm chí ngưng hoạt động sẽ dẫn đến đột quỵ (mặt méo, yếu liệt tay chân, nói khó, hôn mê…).

Đột quỵ xuất huyết não: Mạch máu bị vỡ ra làm xuất huyết não. Tình trạng này xảy ra khi huyết áp tăng đột ngột, gây áp lực lên thành mạch máu não, kéo dài sẽ khiến biến dạng mạch máu não, vỡ cách động mạch, tĩnh mạch, tĩnh mạch vành trong sọ não…  Và khi mạch máu không chịu được áp suất sẽ vỡ ra, máu sẽ thoát ra ngoài tạo nên cục máu đông. Chính cục máu đông này là nguyên nhân gây tử vong cho người bệnh do nó sẽ tác động tới những khu vực lân cận, chèn ép, làm các tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới đột quỵ

Xem thêm về bệnh rối loạn tiền đình tại: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/giai-dap-cho-ban-ve-benh-roi-loan-tien-dinh

Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ bạn nên biết 

1. Cơ mặt co rút gây mất cân đối, kém linh hoạt, nụ cười méo 1 bên, yếu ớt, xanh xao là một dấu hiệu của đột quỵ. Để chính xác nhất thì bạn nên yêu cầu bệnh nhân mỉm cười và quan sát. Mặc dù đây là yếu tố khá dễ để nhận biết nhưng mọi người lại hay bị nhầm với căn bệnh liệt dây thần kinh thứ bảy, liệt bell. Bệnh này không nguy hiểm như đột quỵ nhưng hậu quả di chứng để lại có thể đi theo bệnh nhân đến hết đời. 

2. Kém linh hoạt trong cử động hoặc đột ngột không thể cử động tay chân. Để dễ dàng nhận biết thì bạn nên yêu cầu bệnh nhân dơ cả 2 cánh tay cao qua đầu, nếu bệnh nhân thực hiện khó khăn hoặc mất sức thì đây là một dấu hiệu của đột quỵ sắp tới. 

3. Ngoài ra, do nghẽn mạch máu não nên đột quỵ cũng gây ra hiện tượng đau đầu tữ dội, chóng mặt, buồn nôn. 

4. Thêm một triệu chứng nữa về mạch máu não bị tổn thương, dẫn tới thị lực suy giảm đột ngột, mờ hoặc nhìn không rõ. 

5. Giọng nói thay đổi, nói lắp hoặc ấp úng, không rõ từ. Bạn có thể yêu cầu người đó nói một cụm từ đơn giản. Nếu họ không thể lặp lại chúng, người đó có dấu hiệu đột quỵ. 

Những nguyên nhân gây đột quỵ

  1. Các yếu tố không kiểm soát được 

  • Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, người lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người trẻ do sức khoẻ bị suy giảm khá nghiêm trọng. Đặc biệt, ở độ tuổi 55 đổ lên, nguy cơ này ngày càng tăng và nguy hiểm hơn 

  • Giới tính: Giới tính cũng quyết định khá nhiều tới nguyên nhân đột quỵ khi tỷ lệ nữ giới đột quỵ thường ít hơn nam giới. 

  • Tiền sử gia đình: Mặc dù không phải là bệnh di truyền nhưng nếu trong gia đình đã có người bị đột quỵ thì bệnh nhân thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người bình thường khác. 

  1. Các yếu tố bệnh lý có thể kiểm soát được 

  • Tiền sử đột quỵ: Là một bệnh lý về não và hệ tuần hoàn, vì vậy, những người đã hoặc nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc xảy ra hiện tượng đột quỵ nhẽ sẽ có nguy cơ bị đột quuỵ trở lại nặng hơn đặc biệt làm trong vài tháng kể từ lần đầu tiên. Nguy cơ này sẽ giảm dần sau 5 năm đầu tiên kể từ ngày phát bệnh. 

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Khi bị tiểu đường thì nội mạc sẽ bị rối loạn, dẫn tới tế bào bị phân tử mỡ xuyên qua vào trong mạch máu, kết dính với tế bào bạch cầu trong lớp nội mạc để hình thành xơ vữa. Nhiều xơ vữa tích tụ làm hẹp động mạch, Các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

  • Bệnh tim mạch: Tim mạch là bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ bị đột quỵ đặc biệt là với những người bẩm sinh tim có vấn đề. Tim không hoạt động đầy đủ, làm nguồn cung cấp máu và dưỡng chất lên não không đều đặn, nhẹ thì gây choáng váng, đau đầu, nặng thì gây đột quỵ. 

  • Huyết áp cao: Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Áp lực lớn lâu này sẽ làm thành mạch quá sức chịu, vỡ mạch chảy máu trong não. Việc vỡ mạch máu sẽ tạo ra cục máu đông vừa cản trở mạch máu lên não, vừa chèn ép các cơ quan lân cận. Ngoài ra, huyết áp cao tạo điều kiện hình thành các cục máu đông làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn nên đo huyết áp thường xuyên vào buổi sáng để có thể kịp thời phát hiện ra và xử lý những nguyên nhân gây đột quỵ

  • Mỡ máu: Cholesterol tăng cao sẽ dồn ứ, tích tụ trong thành động mạch thành cách cặn, vữa, làm nghèn mạch máu, chậm quá trình dẫn máu và dưỡng chất, oxi lên não, tăng nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân.  

Tìm hiểu thêm về các bệnh về máu: https://sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/benh-ve-mau-gom-nhung-benh-nao-anh-huong-gi-den-suc-khoe

  • Hút thuốc: Hút thuốc có hại gần như tới tất cả các cơ quan chứ không riêng bất kỳ một cơ quan nào. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, các chất độc trong thuốc lá sẽ làm suy yếu sự co dãn của thành động mạch, đẩy nhanh quá trình xơ cứng mạch, làm chặn quá trình tuần hoàn. Ngoài ra, hút thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi, suy tim từ đó dẫn tới cao huyết áp. 

  • Lối sống không lành mạnh: Giới trẻ hiện nay quá tập trung vào công việc hoặc vui chơi nên việc lười vận động diễn ra khá phổ biến. Thế nhưng đây lại là nguyên nhân đột quỵ. Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích và uống quá nhiều rượu cũng dẫn tới nguyên nhân đột quỵ ở giới trẻ. Ngoài ra, một số yếu tố phổ biến ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Mất ngủ: Mất ngủ trước kia thường chỉ xảy ra với những người già U60-70, nhưng hiện nay, khi áp lực xã hội, học tập, gia đình, áp lực kiếm tiền quá lớn thì có những người trẻ cũng gặp phải vấn đề này. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, tần suất thường xuyen khoảng 3-4 lần/1 tuần thì dẫn dễ tới việc bệnh sẽ bị chai lì và mãn tính. Đến lúc này, bạn rất có thể rơi vào trường hợp lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần. Mặc dù bạn sẽ tích cực điều trị nhưng cũng khá khó để khắc phục và cải thiện. Giấc ngủ vô cùng quan trọng, và khi nó bất ổn thì kéo theo vô vàn vấn đề liên quan tới sức khoẻ như rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đau dạ dày,…

  • Áp lực, stress liên tục: Xã hội ngày một thay đổi ngày càng nhanh, con người bị cuốn theo vòng xoáy kinh tế, vòng xoaý công việc. Điều này dẫn tới càng nhiều những bạn trẻ bị áp lực, stress dẫn tới trầm cảm, lạm dụng thuốc và nguy hiểm hơn là đột quỵ. Đây là một vấn đề đáng lo ngại trong giới trẻ, đồng thời nó cũng là kết quả của lối sống hiện đại và nhịp sống công nghiệp hiện nay. 

  • Các vấn đề sức khỏe mãn tính và hội chứng chuyển hóa: Những vấn đề về sức khoẻ của bạn trẻ cũng có thể dẫn tới đột quỵ. Thông qua một số nghiên cứu đáng tin cậy đã cho kết quả rằng có tới 62% ca đột quỵ nguyên nhân bởi việc chuyển hoá hệ dinh dưỡng gặp vấn đề. Ngoài ra, việc mắc 1 lúc cả những bệnh mãn tính và gặp rối loạn chuyển hoá thì nguy cơ đột quỵ càng cao. Tất cả những bệnh trên đều sẽ làm tăng các mảng xơ vữa động mạch, ngăn chặn hoạt động của hệ tuần hoàn. Lối sống hiện đại, mất cân bằng dinh dưỡng và tinh thần tiêu cực là căn nguyên của các vấn đề sức khỏe mãn tính và hội chứng chuyển hóa ở người trẻ.

  • Tâm lý chủ quan: Với sức khoẻ độ tuổi sung mãn, thì 20-30 tuổi con người ta khá chủ quan về sức khoẻ của mình. Bởi họ thấy rất khoẻ, tràn trề năng lượng, ít đau ốm. Tuy nhiên chính vì thế mà giới trẻ thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu dễ phát hiện nhất của bệnh, để rồi khi phát hiện ra thì đã quá muộn. 

  • Tắm đêm: Tuy nói là tắm đêm đột quỵ đặc biệt là ở người trẻ nhưng thực tế, tắm đêm không trực tiếp dẫn tới căn bệnh. Việc tắm đêm hay bất cứ hành động nào làm thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể, khiến cơ thể phải phản xạ chống lại, thay đổi huyết áp, cơ co rút, ảnh hưởng mạnh tới hệ tuần hoàn, máu không lên được não sẽ khiến cho đột quỵ xảy ra. Đặc biệt, nếu bạn vừa đi chơi thể thao, chảy mò hôi về thì tuyệt đối không đi tắm luôn vì nó sẽ làm cơ thể không thể điều tiết, hệ tuần hoàn rối loạn thậm chí ngưng cung cấp máu lên não. 

Cách sơ cứu người đột quỵ - giai đoạn quyết định sự sống

Với việc đột quỵ, kỹ năng sơ cứu bệnh nhân chiếm tỷ lệ sống còn đáng quan ngại, Nếu những người xung quanh xử trí đúng cách, đồng thời trong lúc đó liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời thì tỷ lệ giữ lại mạng sống cho bệnh nhân gần như là 100%. Trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh, bạn nên để bệnh nhân nằm nghiêng, phần đầu cao khoảng 30-40 độ, đảm bải ô xi cho bệnh nhân thở, tránh vây quanh quá nhiều làm bệnh nhân khó thở, thiếu ô xi trong quá trình sơ cứu người đột quỵ.

Trường hợp nếu bệnh nhân nôn ói, thì phải đảm bảo cho đường thở của bệnh nhân luôn thông suốt, chất nôn ói không di chuyển vào đường thở gây tắc, cùng lúc đó là làm các kỹ năng để trấn an tinh thần, giúp bệnh nhân bình tĩnh trước khi cơ sở y tế tới hỗ trợ cấp cứu. 

Nếu bệnh nhân đã bị ngất xỉu, việc đầu tiên bạn cần làm là đặt bệnh nhân nằm ngửa, thẳng đầu, tránh gấp đường thở. Sau đó kiểm tra mạch đập và nhịp thở. Nếu bệnh nhân vẫn đập yếu ớt hoặc ngừng thở thì lập tức xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo và nới quần áo để bệnh nhân hô hấp dễ dàng. 

Một vài sai lầm khi sơ cứu đột quỵ thường xảy ra nhưng tránh cạy miệng bệnh nhân để uống thuốc hoặc uống nước. Không được bế thuốc nạn nhân bởi rất có nguy cơ bị dập tuỷ sống cổ. Khi xảy ra trường hợp này, bạn nên di chuyển người bệnh lên tấm gỗ, cố định lại và sơ cứu, chuyển vào bệnh viện. 

Chú ý, khi sơ cứu người đột quỵ nên tránh những sai lầm như cạy miệng bệnh nhân, không cho bệnh nhân uống thuốc hay uống nước. Nếu bệnh nhân bị té xe ngoài đường hay trong toilet, tránh bế xốc nạn nhân bởi sẽ gây tổn thương dập tủy sống cổ, di chuyển người bệnh với một tấm gỗ, cố định chỗ xương gãy mới được đưa đến nơi cấp cứu.

Trường hợp các cách sơ cứu cũng phụ thuộc nhiều vào việc đột quỵ tới từ nguyên nhân nào. 

  • Với hai loại đột quỵ đã nói ở trên, nếu bệnh nhân bị xuất huyế não thì phải giảm huyết áp xuống thấp nhất, tránh máu lên não nhiều làm xuất huyết ngày càng nặng. Ngược lại, nếu trường hợp bị nhồi máu não mà chúng ta điều trị hạ áp nhanh chóng và quá mức thì sẽ làm giảm lượng máu lên não, tình trạng đột quỵ sẽ nặng hơn.

  • Do đó, nếu nhận định bệnh nhân bị nhồi máu não thì chỉ xử trí huyết áp trong một số tình huống huyết áp tăng quá cao (trên 220/120mmHg). Hoặc mức huyết áp dưới 220/120mmHg nhưng gây ra tổn thương ở cơ quan khác như tim, thận thì chúng ta có thể xử trí hạ áp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này sơ cứu người đột quỵ cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan y tế có chuyên môn. 

Thơì gian vàng sơ cứu đột quỵ 

  • Môi căn bệnh sơ cừu đều có nguyên tắc thời gian vàng. Thời gian vàng là thời gian giới hạn để có thể chích thuốc hoặc làm thủ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ. Muộn hơn khoảng thời gian này thì các biện pháp cấp cứu không còn hiệu quả và thậm chí gây hại. Khi đó, việc điều trị chỉ còn là giải quyết hậu quả và phòng ngừa tái phát. Khoảng thời gian qua nghiên cứu là khoảng 6 giờ tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nhưng đi kèm với đó là nguy cơ đối mặt với những biến chứng, di chứng để lại nặng nề. Vì vậy, đối với bệnh nhân, từng giây từng phút là vàng để sơ cứu, mỗi phút sẽ làm chết gần 2 triệu tế bào thần kinh. Và càng nhiều tế bào thần kinh mất đi thì khả năng hồi phục sau khi khỏi bệnh càng thấp. Vì vậy, cách tốt nhất là mỗi cá nhân hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu đột quỵ để sử dụng khi cần thiết. 

Những nguyên tắc khi sử dụng thuốc chống đột quỵ 

Để sử dụng thuốc chống đột quỵ an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Sử dụng thuốc khoa học, đúng thuốc, đúng liều lượng, có kê đơn của bác sĩ 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ trong sử dụng thuốc phòng ngừa đột quỵ. Không nên tự ý uống hoặc ngừng bất cứ loại thuốc nào khác.

  • Việc sử dụng thuốc chống đông máu và tan huyết sẽ là nguy cơ khi bạn bị chảy maú, ngã xe hoặc cần phải tiểu phẫu nhỏ. 

  • Khám sức khoẻ định kì, đặc biệt nếu như xuất hiện những triệu chứng như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đại tiện phân đen, đau bụng, chóng mặt… thì hãy tái khám ngay lập tức.

  • Nên hạn chế các hoạt động mạnh hoặc các môn thể thao có nguy cơ chấn thương và chảy máu cao khi đang dùng thuốc chống đông máu. 

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, không dùng tăm xỉa răng để tránh chảy máu răng miệng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc chống đột quỵ từ thiên nhiên, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ thành phần, liều lượng và xin tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tiền mất, tật mang. 

Bài trước Bài sau