Bệnh gan gây mất ngủ có chữa được không?

Bệnh gan gây mất ngủ có chữa được không?

Bệnh về gan thường gây nhiều sự xáo trộn về sinh hoạt trong cuộc sống. Bệnh gan gây mất ngủ là một trong những triệu chứng đáng chú ý, làm suy giảm sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây!

Tác hại của bệnh gan đến sức khỏe

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng đảm nhiệm nhiều chức năng như thải độc, chuyển hóa, tổng hợp, bài tiết, dự trữ. Gan làm việc chăm chỉ suốt đời như một “nhà máy mini công suất lớn” giúp cơ thể không bị nhiễm độc, cung cấp năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. 

Do có nhiều chức năng phối hợp với nhiều bộ phận, cơ quan khác nên một khi gan bị bệnh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ thể ít nhiều. 

Thuật ngữ "bệnh gan" đề cập đến bất kỳ hội chứng, trạng thái nào có thể ảnh hưởng và đe dọa làm hỏng lá gan của bạn. Ảnh hưởng của bệnh gan mức độ nhẹ và trung bình chủ yếu là giảm chức năng hoạt động, xuất hiện triệu chứng lạ. Ngoài ra bệnh gan có thể trở nặng, ví dụ như từ viêm gan có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan. 

Tác hại của bệnh gan đến sức khỏe

Phân loại bệnh gan do tác nhân: 

- Bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C 

- Bệnh do thuốc, chất độc hoặc quá nhiều cồn. Ví dụ bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.

- Ung thư gan 

- Bệnh do di truyền, như bệnh Hemochromatosis (thừa sắt) và bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng)

- Bệnh do hệ miễn dịch có vấn đề: gồm viêm đường mật nguyên phát và viêm gan tự miễn.

Hầu hết các loại bệnh gan không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Khi bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của bệnh gan, e rằng lúc đó gan của bạn đã bắt đầu bị tổn thương và dễ bị xơ gan. Các triệu chứng thường thấy phổ biến ở bệnh gan đó là:

  • Vàng mắt, vàng da (xảy ra khi gan của bạn không thể làm sạch một chất tên là Bilirubin)

  • Chướng bụng, đau ổ bụng bên phải 

  • Phù chân, sưng mắt cá

  • Ngứa da

  • Màu nước tiểu sậm màu, phân nhạt

  • Mệt mỏi, buồn nôn, mất cảm giác ăn ngon miệng

Trên đây là triệu chứng, còn biến chứng khi mắc bệnh gan có thể nguy hiểm như sau:

  • Giãn tĩnh mạch thực quản, nhiễm trùng dịch ổ bụng, bệnh não do gan,..

  • Rối loạn chuyển hóa, phù não, xuất huyết, suy thận,...

  • Tắc ống mật, tích tụ chất độc, tử vong…

Bệnh gan gây mất ngủ 

Gan ảnh hưởng chặt chẽ đến giấc ngủ thế nào?

Thứ nhất, gan chịu trách nhiệm vô hiệu hóa hormone. Khi hormone hoàn thành xong nhiệm vụ thì chúng sẽ “báo cáo” với gan để được khai tử/ vô hiệu hóa nhằm ngăn sự mất cân bằng nội tiết tố. Cortisol và Melatonin là 2 loại hormone tiêu biểu ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Cortisol là một loại hormone căng thẳng thường được tiết ra ngay trước khi bạn thức dậy vào buổi sáng để bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng cho ngày mới. Melatonin thì giúp bạn cảm thấy thư giãn và buồn ngủ để chuẩn bị cho giờ đi ngủ. Rối loạn hoạt động của gan sẽ khiến dễ buồn ngủ vào ban ngày (tồn dư Melatonin) và tỉnh táo vào ban đêm (tồn dư Cortisol).

Thứ hai, gan sản xuất và dự trữ Glycogen. Tình trạng stress sẽ khiến Glycogen trong gan được sử dụng để tạo ra hormone căng thẳng như Adrenaline, điều này thúc đẩy gan sản xuất thêm Glycogen, gây ra tăng lượng đường trong máu và rối loạn giấc ngủ đến như một hệ quả.

Bệnh gan gây mất ngủ

Thứ ba, gan tác động lên hoạt động tiêu hóa. Gan chịu trách nhiệm phá vỡ chất béo nhưng khi vai trò này thực hiện không được triệt để, chất béo sẽ xâm nhập vào ruột làm tăng triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón. Mắc những triệu chứng này thì người khó có thể ngủ ngon được. Tệ hơn là thiếu ngủ cũng ảnh hưởng ngược trở lại hệ tiêu hóa, hình thành một vòng luẩn quẩn.

Bệnh gan gây mất ngủ là bệnh gì?

Rối loạn giấc ngủ, cụ thể là buồn ngủ vào ban ngày (rối loạn nhịp sinh học) và mất ngủ ban đêm (khó khăn vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ) là những triệu chứng của người mắc bệnh gan mãn tính như gan nhiễm mỡ, viêm gan virus và xơ gan. Giấc ngủ kém tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và chức năng nhận thức của bệnh nhân, thậm chí tăng tỷ lệ tử vong.

Một vấn đề giấc ngủ khác mà người mắc bệnh gan gặp phải là tình trạng ngưng thở khi ngủ, gây thiếu oxy không liên tục mãn tính do sụt đường thở khi ngủ.  

Bệnh gan gây mất ngủ là bệnh gì?

Cơ chế rối loạn giấc ngủ khi mắc bệnh gan: 

  • Bệnh não gan do xơ gan gây ra một chu kỳ đánh thức giấc ngủ từ sự thay đổi cân bằng hóa học

  • Sự chuyển hóa Melatonin và Glucose ở gan bị suy yếu

  • Nếu người bệnh mắc gan nhiễm mỡ cùng tiểu đường type 2, béo phì, tăng huyết áp thì các chứng bệnh này cũng có thể gây mất ngủ độc lập

Điều trị mất ngủ

Tất nhiên để cải thiện giấc ngủ, ta cần cải thiện tình trạng bệnh gan kể trên. Tuy nhiên ngoài ra cũng có những thói quen hỗ trợ giấc ngủ như: 

  • Bám sát thói quen đi ngủ bằng cách ngủ và thức dậy vào thời điểm cố định mỗi ngày.

  • Tạo một môi trường yên tĩnh và tối (giảm tối đa cường độ đèn ngủ và nguồn sáng)

  • Tránh nạp cafein và cồn vào thời điểm chiều tối.

Bệnh gan chữa được không?

Để trả lời câu hỏi này cần xem xét giai đoạn của bệnh và mức độ hư hại của gan. Đối với gan nhiễm mỡ, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị khỏi. Đối với viêm gan virus cấp tính thì người bệnh có thể phục hồi sức khỏe còn viêm gan mãn tính thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn. 

Đến với giai đoạn xơ gan thì một khi mô gan đã xơ hóa, những tổn thương là vĩnh viễn, không thể hồi phục được. Mục tiêu điều trị xơ gan là giảm hư hại đối với gan; điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Suy gan cũng không thể chữa khỏi mà chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh, ngoài ra có thể ghép gan. Đến với giai đoạn ung thư gan, chỉ có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, khối u còn nhỏ (hiệu quả có thể đến 80%). Khi chuyển nặng thì hóa trị/ xạ trị là giải pháp điều trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Nhìn chung công việc của gan là tiếp xúc với độc tố hàng ngày, kèm theo ngày nay lối sống hiện đại kém lành mạnh ảnh hưởng đến gan khá nhiều nên con đường tối ưu nhất vẫn là phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện chức năng gan. 

Ta có thể làm gì để hỗ trợ gan đây?

1. Ăn thực phẩm tăng cường chức năng gan

Thêm trái cây, rau, protein (hạn chế thịt đỏ) và chế độ ăn uống của bạn. Bên cạnh đó hạn chế tối đa cồn, hạn chế đường và tinh bột tinh chế.

Một loại hợp chất siêu có lợi cho gan là Sulforaphane dễ dàng tìm thấy trong bông cải xanh, súp lơ và các rau họ cải khác. Chất này giúp gan thải độc, hỗ trợ hệ miễn dịch và còn ngăn ngừa ung thư nên rất được ưa chuộng tại các nước phát triển. Tuy nhiên cần chú ý khâu chế biến vì nấu chín sẽ khiến hàm lượng Sulforaphane giảm đi nhiều. 

Ta có thể làm gì để hỗ trợ gan đây?

2. Tập thể dục

Điều này giúp tuần hoàn máu hiệu quả hơn, cung cấp oxy hỗ trợ gan thải độc hiệu quả, lành mạnh. Hãy bắt đầu tập chỉ với 10 phút mỗi ngày.

3. Detox cơ thể

Giảm thực phẩm chế biến, chất béo, đường và tăng cường ăn trái cây, rau, nước ép rau cải (như đã đề cập ở trên, nên hấp thụ “sống” để hấp thu được nhiều nhất) 

Ta có thể làm gì để hỗ trợ gan đây?

4. Dùng thực phẩm bảo vệ chức năng gan

Để đưa những hoạt chất hữu ích như Sulforaphane vào cơ thể một cách tiện lợi và đều đặn thì không thể bỏ qua thực phẩm chức năng dạng viên nén. Kagome Sulforaphane là một trong những sản phẩm bổ sung tốt nhất trên thị trường hiện tại khi đã được nghiên cứu từ những năm 2008 và chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản. Kagome Sulforaphane được chiết xuất từ mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi, đảm bảo hàm lượng Sulforaphane được hấp thụ vượt trội so với cách chế biến thông thường, lại dễ dàng duy trì trong thời gian dài để phòng ngừa và điều trị bệnh gan. 

TỔNG KẾT

Bài viết đã làm rõ vai trò của gan với giấc ngủ và những điều xung quanh bệnh gan gây mất ngủ. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc và giúp độc giả có những quyết định điều trị đúng đắn.

Tham khảo sản phẩm Kagome Sulforaphane: https://sulforaphane.com.vn/products/co-ban-tpbvsk-kagome-sulforaphane
Bài trước Bài sau