
Bạn đã biết về nguy cơ tiềm ẩn của viêm gan B trong giai đoạn viêm gan B cấp chưa?
- Người viết: Thoan Nguyễn lúc
- Tin tức về Sulforaphane
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của viêm gan, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Do vậy, dù là trong giai đoạn viêm gan B cấp cũng cần được chú trọng và cảnh giác cao độ.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan b là gì? Viêm gan b là một bệnh lý thuộc loại bệnh truyền nhiễm được hình thành bởi tác động của virus viêm gan B gây ra, có tên khoa học là HBV. Virus có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lá gan, gây tổn thương gan theo nhiều mức độ, trong đó nhiễm trùng gan là một trong những vấn đề thường gặp nhất. Nếu như trong khoảng thời gian dài không được phát hiện và chữa trị bằng những biện pháp phù hợp sẽ khiến bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính, nặng nhất là dẫn tới tử vong.
Hiện nay, viêm gan B là mối đe dọa lớn cho sức khỏe toàn cầu, theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) hiện nay có đến trên 2 tỷ người đã được chẩn đoán mắc viêm gan B bao gồm nhiều giai đoạn, hơn 400 triệu người mắc viêm gan B mãn tính và con số này liên tục tăng theo các năm. Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc viêm gan B rất đáng được báo động khi 20% dân số nhiễm virus viêm gan B.
Viêm gan B được coi là trạng thái đầu, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh lý khác vô cùng nguy hiểm như: Suy gan, ung thư gan hay suy gan. Đáng lo hơn nữa, khi viêm gan B có thể xảy ra đối với nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong đó một số bệnh nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan virus B, thông thường quá trình phát sinh thường xảy ra đột ngột, thời gian nhiễm bệnh sẽ ngắn chỉ dưới 6 tháng. Kể từ ngày nhiễm bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân sẽ không có ảnh hưởng quá lớn đến sức khoẻ. Các triệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu cũng rất mờ nhạt, không rõ nét, khiến cho người bệnh không phát hiện được bản thân đang nhiễm virus.
Triệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu thường biểu hiện như:
Biếng ăn
Hệ tiêu hoá kém
Thường xuyên nôn mửa
Đau bụng không rõ nguyên nhân
Cảm cúm
Đau nhức ở vùng gan
Đau nhức vùng xương khớp
Người bệnh nên thông qua các biểu hiện để kịp thời phát hiện bệnh, bởi giai đoạn viêm gan B cấp tính có thể ủ bệnh nhiều tháng đến hàng năm, nếu không kịp thời chữa trị bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, suy gan…
Theo thống kê, viêm gan B cấp tính thường có tới 90% bệnh nhân sau khi được áp dụng các phương pháp chữa trị cơ bản sẽ hồi phục hoàn toàn mà không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ gan hay sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, khoảng 10% bệnh nhân sẽ có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính, thậm chí có thể để lại nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng lớn tới tính mạng, có thể dẫn tới tử vong. Tình trạng viêm gan B mãn tính xảy ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như: Tuổi tác, thời gian…
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
Trong khoảng thời gian 1 năm nếu như không được chữa trị bằng những phương pháp hiệu quả sẽ khiến 80 đến 90% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan chuyển từ viêm gan B cấp tính sang viêm gan B mãn tính.
30 - 50% trẻ em dưới 6 tuổi bị nhiễm virus HBV chuyển sang nhiễm trùng mãn tính.
Ở người lớn:
Tỷ lệ người trong độ tuổi trưởng thành bị nhiễm virus viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính chiếm 10%.
Tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành nhiễm virus HBV phát triển thành xơ gan hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan chiếm 20 đến 30%.
Viêm gan B cấp tính, khi thực hiện một số xét nghiệm cơ bản sẽ chỉ rõ:
Có anti-HBc IgM (+) và anti-HBc IgG (-) hoặc có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virus có dấu hiệu tăng lên.
Enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng.
Viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính là giai đoạn bệnh lý đã chuyển biến sang giai đoạn phức tạp hơn do virus đã tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng, gia tăng và phát triển gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến gan cũng như sức khỏe. Trong giai đoạn viêm gan B mãn tính, người bệnh thường sẽ có thời gian ủ bệnh lâu, thậm chí có thể lên tới trên 15 năm mà không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt. Trong quá trình phát sinh bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ không sản sinh các kháng thể, khiến chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính. Đây là giai đoạn có thể gây nguy hiểm trực tiếp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Viêm gan B mãn tính xuất hiện rất ít triệu chứng nhưng thông thường sẽ là sự thay đổi đột ngột của trạng thái cơ thể, nếu chú ý người bệnh có thể nhanh chóng phát hiện ra:
Hệ tiêu hoá có dấu hiệu bất thường do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh, người bệnh thường cảm giác chán ăn, đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy nhiều ngày liên tiếp…
Biểu hiện ngoài da: Da vàng, mắt hơi đục vàng, thường lờ đờ, không có hồn… Tuy nhiên, nếu cơ thể đang ở trạng thái này cần đặc biệt chú ý vì bệnh có khả năng đã chuyển biến sang tình trạng khá nặng, bệnh nhân cân ngay lập tức nhập viện điều trị ngay nếu không sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Do dấu hiệu viêm gan B giai đoạn mãn tính rất mờ nhạt, khi phát hiện đã trong giai đoạn không thể điều trị bằng các phương pháp cơ bản, do đó cần đi khám định kỳ mỗi tháng một lần kể từ khi được xác định đã nhiễm bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị nhiễm bệnh viêm gan B. Việc chẩn đoán bệnh trong giai đoạn này cần được thực hiện bằng các phương pháp hiện đại, dưới sự chỉ dẫn điều trị nghiêm ngặt của bác sĩ. Ở nước ta, các trường hợp được phát hiện bệnh hầu hết do đi khám tổng quát hoặc sau khi tiến hành xét nghiệm máu.
Viêm gan B có nguy hiểm không?
Người bệnh nhiễm virus viêm gan B thường có các triệu chứng: Mệt mỏi, chán ăn, gầy yếu rõ rệt, tình trạng cơ thể giảm sút, thiếu sức sống… Chức năng gan suy giảm dẫn tới nhiều hệ luỵ đáng lo ngại cho sức khoẻ tổng thể, lượng chất độc hại trong cơ thể tích tụ trong thời gian dài, đọng lại nhiều cặn bã khả năng gây bệnh càng cao.
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cá nhân người bệnh, mà còn có khả năng lây nhiễm tương đối cao cho những người xung quanh. Nếu không nắm bắt được cơ chế lây nhiễm của bệnh sẽ khiến làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.Xem thêm về bệnh viêm gan B tại đây: sulforaphane.com.vn/blogs/tin-tuc-ve-sulforaphane/benh-viem-gan-b-co-nguy-hiem-y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-viem-gan
Người mắc bệnh viêm gan B thường không xuất hiện biến chứng cụ thể, rất khó để xác định chính xác, nhiều bệnh nhân biết mình mắc bệnh khi đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Điều này gây khó khăn rất lớn trong quá trình điều trị.
Vậy nên, để giảm bớt tác hại và mức độ nguy hiểm của bệnh, người bệnh và những người thân nên đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu bệnh được phát hiện trong giai đoạn cấp tính, nên có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp, tránh để kéo dài làm tăng nguy cơ.
Cách điều trị viêm gan B theo hướng dẫn của bộ y tế
Làm thế nào để điều trị viêm gan B một cách hiệu quả luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, dưới đây là một số nội dung bạn có thể tham khảo:
Điều trị viêm gan B cấp tính
Trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B cấp tính không cần áp dụng những cách thức điều trị quá phức tạp, theo thống kê hơn 95% người nhiễm virus HBV sẽ tự đào thải virus ra ngoài cơ thể và sức khỏe ổn định lại trạng thái bình thường mà không cần thuốc kháng virus. Tuy nhiên, dưới đây là một số phương pháp bạn cần lưu ý để cải thiện và hỗ trợ bệnh:
Nên áp dụng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, hạn chế công việc áp lực, mệt mỏi, hạn chế thức khuya.
Không nên sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị mụn, cắt giảm lượng chất béo không cần thiết.
Trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên buồn nôn, chóng mặt nhiều giờ nên áp dụng phương pháp nuôi dưỡng tạm thời qua đường tĩnh mạch.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc chuyển hoá qua gan, tránh những tác động tiêu cực tới gan và sức khỏe.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh nặng, không thuyên giảm mà ngược lại càng diễn biến xấu đi cần đảm bảo ổn định quá trình hô hấp và tuần hoàn, tiêm vitamin K1 dưới sự thực hiện của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý thực hiện.
Bổ sung thêm một vài loại chất dinh dưỡng tốt cho cơ . Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại rau củ quả để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt là súp lơ xanh. Súp lơ xanh chứa rất nhiều hoạt chất Sulforaphane. Sulforaphane là hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư
Cần lưu ý, chỉ định sử dụng thuốc kháng virus được thực hiện trong trường hợp: Chữa viêm gan B thể tối cấp, viêm gan B cấp có kèm theo 2 trong 3 vấn đề sau:
Bệnh não gan/Bilirubin toàn phần huyết thanh > 3 mg/dL hay > 51 µmol/L hoặc INR > 1,5.
Thời gian mắc bệnh kéo dài > 4 tuần với xu hướng bilirubin tăng.
Điều trị viêm gan B mạn tính
Thông thường, quá trình đầu trong điều trị viêm gan B mạn tính sẽ được áp dụng nhóm thuốc kháng virus nucleot(s)ide analogues (NAs). Với NAs bệnh nhân sẽ được sử dụng và điều trị dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của bác sĩ, có thể áp dụng lâu dài hoặc suốt đời nếu như tình trạng sức khoẻ ổn định, không xuất hiện biểu hiện kháng thuốc. Thuốc sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh nếu bệnh nhân áp dụng và tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ.
Theo Bộ y tế, việc điều trị viêm gan B khi sử dụng thuốc kháng virus cần tuân thủ dựa trên 3 yếu tố:
Nồng độ là ALT (enzyme Alanine Aminotransferase được tìm thấy nhiều ở các tế bào của gan.
Tải lượng HBV-DNA: Đây là loại tải lượng virus viêm gan B được tìm thấy nhiều trong máu.
Mức độ xơ hoá của gan: Việc thực hiện các chẩn đoán xơ hoá gan tuy vào từng trạng thái và biểu hiện cụ thể sẽ quyết định bước tiếp theo có cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn hay sinh thiết không.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B nhưng gan không xuất hiện các triệu chứng như: Xơ gan. Khi đó, việc điều trị chỉ được tiến hành nếu người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn về: Tổn thương tế bào gan và virus tăng sinh. Đối với phụ nữ trong quá trình thai kỳ hoặc trẻ em, đây đều là những trường hợp tương đối nhạy cảm, nếu muốn tiến hành điều trị viêm gan B mãn tính cần xem xét kỹ lưỡng, nhận tư vấn của chuyên gia y tế để tránh những nguy hiểm.
Một số chỉ số trong xét nghiệm quan trọng trong viêm gan siêu vi B
Mặc dù không thể có các kiến thức chuyên môn sâu rộng như các y bác sĩ, tuy nhiên chúng ta cũng nên trang bị những kiến thức cơ bản, đọc hiểu các chỉ số xét nghiệm định lượng virus viêm gan B là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số chỉ số bạn nên quan tâm:
HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt của virus HBV, thông qua xét nghiệm này để đánh giá xem bệnh nhân có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã nhiễm virus viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị nhiễm virus viêm gan B.
HBV-DNA: Đây là xét nghiệm đánh giá xem virus có đang tồn tại hoặc nhân lên về mặt số lượng trong cơ thể hay không. Ở giai đoạn này, virus đã trở nên hoàn chỉnh hơn về mặt nhân và vỏ, vậy nên quá trình xét nghiệm với sự can thiệp của công nghệ hiện đại cũng rất chính xác.
HBeAg: Đây là một loại kháng nguyên nội sinh của virus HBV, có mặt của HBeAg (+) là minh chứng cơ thể của bạn đang có nồng độ virus trong máu ở ngưỡng cao và có khả năng lây nhiễm cho mọi người xung quanh ở mức đáng báo động. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn không có tần suất hoạt động cao, khả năng lây lan ra cộng đồng thấp, tuy nhiên vẫn nên có các biện pháp phòng tránh hiệu quả để tránh phát tán bệnh ra môi trường xung quanh.
Các chỉ số men gan ALT, AST: Là báo hiệu của những tổn thương do virus gây ra cho gan và cơ thể.
Cách chữa viêm gan B tại nhà với thực đơn dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, giúp chăm sóc và phục hồi sức khỏe một cách toàn diện. Vậy nên, nên biết cách cân bằng chế độ dinh dưỡng và ăn uống, kết hợp với nghỉ ngơi khoa học.
Một trong những phương pháp điều trị viêm gan hiệu quả là xây dựng chế độ với việc ưu tiên nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế tiếp nạp calo (do calo sẽ khiến quá trình điều trị viêm gan B gặp nhiều khó khăn hơn).
Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan BTrái cây và các loại rau củ: Đây được xếp vào nhóm thực vật có lợi, giúp bổ sung và cung cấp nguồn vitamin, chất xơ vô cùng lớn, tác động tích cực tới việc kiểm soát viêm gan, giảm lượng axits béo trong gan. Nên ăn rau củ và các loại trái cây tươi hằng ngày vừa tốt cho quá trình điều gan, vừa giảm lượng thức ăn kém lành mạnh như: Các loại đồ ăn dầu mỡ, chất béo hay đồ ngọt…
Ngũ cốc: Hàm lượng protein có trong ngũ cốc sẽ giúp duy trì khối lượng cơ bắp, bạn có thể sử dụng nhiều loại ngũ cốc như: Ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt hay yến mạch…. Các loại sản phẩm được tinh chế từ ngữ cốc như: Bánh mỹ, bánh quy… sẽ không chứa hàm lượng tinh khiết như các loại ngũ cốc tinh chất, do trong quá trình chế biến có thể bổ sung thêm calo.
Thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm giàu protein như: Các loại sữa hạt, thịt nạc… là nguồn cung cấp protein dồi dào.Tuy nhiên, người đang trong giai đoạn xơ gan cần đặc biệt chú ý không tiêu thụ quá nhiều hàm lượng protein để tránh các vấn đề như: Tình trạng não gan. Lượng Protein được cung cấp chỉ nên định mức ở 1 đến 1,5 gam protein cho mỗi kg (kg) trọng lượng cơ thể.
Cà phê: Cà phê là một trong những sản phẩm có lợi, làm giảm ngu cơ hình thành xơ gan cho người nhiễm viêm gan B giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, nên sử dụng cà phê nguyên chất, sử dụng có mức độ và tránh lạm dụng.
Các loại dầu cá: Các loại dầu cá có chứa hàm lượng lớn axit béo omega-3 đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, một người áp dụng chế độ ăn kết hợp với cá béo 2 lần/ tuần sẽ giúp giảm ung thư gan thấp hơn đến 54%.
Trên đây là các vấn đề về viêm gan B cấp và mạn tính, viêm gan B có thể xảy ra với nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Do đó, nên tìm hiểu kỹ các phương pháp và cách điều trị cho phù hợp. Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cũng nên chú ý và điều chỉnh xây dựng lối sống khoa học, hợp lý. Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, ma túy, thuốc lá, hạn chế ăn đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ.